K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2023

Khổ 3 bài thơ "Mưa":

Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…

Biện pháp so sánh "Mưa là bạn tôi" và "Mưa là nốt nhạc"

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy sự gần gũi giữa mưa và con người - nhân vật "tôi"

- Niềm vui của nhân vật tôi khi bắt gặp cơn mưa. 

31 tháng 7 2023

Bài thơ "Mưa rơi tích tách..." của tác giả Nguyễn Xuân Diệu thể hiện cảm xúc của tác giả về tình yêu và cô đơn.

Trong bài thơ, Nguyễn Xuân Diệu sử dụng hình ảnh mưa rơi tích tách, làm tương trưng cho tình yêu đơn chiếc và cô đơn. Cảm xúc cô đơn, buồn bã và nhẹ nhàng của người thơ được thể hiện qua từng câu thơ ẩn chứa nỗi lòng.

Bài thơ nói về một trạng thái tâm hồn không được hoàn mỹ, có thể là một tình yêu không đáp lại, hoặc cảm giác bị bỏ rơi trong tình yêu. Người thơ đối diện với những cảm xúc phức tạp, khi mà mưa rơi "tích tách, lẻ loi, nghìn trùng", tượng trưng cho sự thất thường, xa cách, không đồng điệu và không thể kết nối.

Cảm xúc tuyệt vọng và cô đơn của người thơ được thể hiện qua hình ảnh những bông hồng rụng rơi, cành hoa tan biến trong không khí, tượng trưng cho tình yêu không thể trọn vẹn, như những giấc mơ tan vỡ.

Từng đoạn thơ đều mang đến cảm giác đơn côi, nhẹ nhàng và u buồn. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh mơ hồ, để thể hiện cảm xúc sâu lắng, thương tâm và lắng đọng của một tâm hồn đang trải qua nỗi cô đơn và khao khát yêu thương.

Bâng khuâng,buồn bã 

từ láy: a)xối xả; tác dụng: từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động…
b) lập lòe ; tác dụng : ? 
chúc bạn học tốt.

 

19 tháng 6 2018

A. Mở bài

- Giới thiệu đề tài đất nước quê hương trong văn học Việt Nam thời kì từ CMT8.

- Giới thiệu hai tác phẩm.

- Giới thiệu đề bài.

B. Thân bài

1. Vẻ đẹp dòng sông Đà

Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, Sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.

Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau.

- Ở trên cao nhìn xuống sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời, hoa núi mùa xuân gợi vẻ đẹp mơ màng, duyên dáng, kín đáo.

- Bên bờ nhìn xuống thì thấy dòng sông lấp loáng như đứa trẻ nghịch gương, nhìn thấy nó như đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân => vẻ hiền hòa, thân thiện.

- Dưới thuyền nhìn lên thấy bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bở sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ... => gợi vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ, chất hội họa.

=> Tác giả dùng nhiều phép so sánh sáng tạo, ngôn ngữ mềm mại, giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộng, dịu dàng nên đã vẻ được ra nhiều bức tranh giàu chất hội họa: dòng sông ẩn hiện trong mây trời, con hươu ngẩng đầu ra khỏi ánh cỏ sương ... để từ đó làm nổi bật hình ảnh dòng sông hiền hòa, thơ mộng, trong sáng. Dòng sông có vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa.

Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phâm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước. So với ngôn ngữ sắc cạnh ở đoạn trên, ngôn ngữ ở đoạn này rất mềm mại, chứng tỏ nhà văn có một vốn từ phong phú và sử dụng nó một cách điêu luyện, tài hoa.

2. Vẻ đẹp của sông Hương

Tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn ...

- Giữa dòng Trường Sơn, nó là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn ... như cô gái di-gan phóng khoáng và man dại ... nó có bản lĩnh gan dạ với một tâm hồn tự do và trong sáng.

- Khi ra khỏi rừng, sông Hương lại mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, như người mẹ phù sa, tâm hồn sâu thẳm đã đóng kín lại ở cửa rừng. Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang lên gương mặt sông nhiều màu sắc trên nền tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng sông như người đẹp nhủ mơ màng ... uốn mình theo những đường cong thật mềm ... sắc nước xanh thẳm.

- Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, dòng sông đi qua giữa chốn bốn bề núi phủ mây phong lại mang vẻ đẹp trầm mặc ... kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga ...

- Từ đó, như tìm đúng đường về, sông Hương lại vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô. Giáp mặt thành phố thì sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến quanh năm sương khói mơ màng, làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu.

- Khi rời khỏi kinh thành, nó lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc ... như sự nhớ điều gì chưa bịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh ... như chút vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu ... ấy là tấm lòng người Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

=> Giọng văn mềm mại giàu chất nhạc, ngôn từ giàu chất thơ đã lột tả hết vẻ phong phú của dòng sông nhưng nổi bật nhất là vẻ duyên dáng, hiền hòa, trong xanh phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Gương mặt của dòng sông phả chiếu tấm gương muôn màu và thanh âm của quê hương xứ sở. Chiều dài của dòng sông như chiều dài của một chuyến đi, cũng là hành trình lớn lên của một cuộc đời được đào thải những tính nết chưa đẹp để giữ lại nét đáng yêu của tuổi đương thì, nên dòng chảy biểu lộ một tính cách có thay đổi theo địa hình để vừa tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành như một con người của quê hương xứ Huế.

3. Sông Đà và sông Hương

Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác dữ hay như áng tóc của người con gái hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái ... (vì nó tên Hương?) Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.

=> Vẻ đẹp phong phú của dòng sông còn mang đến thi hứng cho văn nhân nên sau đó những vần thơ được bắt nhịp để trở về tô điểm cho con sông. Sông Hương thành con sông của thi ca nhạc họa, bồi đắp phù sa văn hóa cho đất kinh thành. Biết bao sung sướng tự hào của tác giả về dòng sông thơ mộng của quê mình.

C. Kết bài

- Cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút để khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi dòng sông, giúp người đọc thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của cảnh quan đất nước.

- Hai đoạn trích đều bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.

1 tháng 2 2016

Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ Thơ (1938) là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Cái lạ ở bài thơ không phải ở đề tài thu đã quá quen thuộc trong thơ ca truyền thống mà đặc sắc của nó nằm ở sự mới mẻ trước thiên nhiên và sự nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ những nỗi cô đơn cùng sự khát khao giao cảm với đời. Nó chỉ thật sự xuất hiện trong ý thức cá nhân của nhà thơ mới.

Bài thơ có bốn khổ mới khổ là một bước đi của thời gian, tất cả đều nhằm xoáy vào ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Đó là xây dựng một hình tượng mùa thu như một mĩ nhân. Mùa thu hóa thành một mĩ nữ mĩ miều cao sang tha thiết buồn nhưng mang một vẻ đẹp lang mạn. Nàng thu ấy như đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa.

Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Diệu miêu tả mua thu tới ở ven hồ:

                                          “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                                            Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

                                             Đây mùa thu tới mùa thu tới

                                             Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tín hiệu của mùa thu sang được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh liễu đứng chịu tang, đìu hiu và lệ ngàn hàng. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rặng liễu đứng ven hồ được ví von như một mĩ nữ với vẻ đẹp mĩ miều tha thướt. Đúng là một vẻ đẹp liễu yếu đào tơ. Tuy nhiên mĩ nữ ấy cao sang là vậy nhưng mang một nét buồn lãng mạn. Những cành liễu buông xuống hồ giống như là làn tóc dài mềm mượt của người con gái, rồi nó lại giống như những giọt nước mắt buồn của người con gái ấy. Vậy nên cao sang mà buồn, buồn nhưng lại đẹp. Rõ ràng liễu không giống như những giọt nước mắt mà ta cảm nhận được liễu đang khóc, để tang cho một mùa hè rực rỡ đi qua. Điệp ngữ “đây mùa thu tới” như thể hiện được một tiếng reo vui trước bước đi của mùa thu. Phong cảnh khởi sắc với màu áo mới đó là màu áo mơ phai chỉ có mùa thu mới có.

Như vậy qua khổ thơ đầu ta thấy rõ được những tín hiệu mùa thu đang tới tác giả thì han hoan vui mừng trước sự thay đổi của đất trời. Mùa thu đến cây lá đương xanh bỗng nhiên thay áo mới, nó khoác lên mình một chiếc áo với muôn nghìn lá vàng. Bằng con mắt quan sát tinh tế Xuân Diệu đã miêu tả những bước chân đầu tiên của mùa thu đến đẹp nhưng đượm buồn.

Sang khổ thơ thứ hai chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Xuân Diệu đã cảm nhận được mùa thu đến đã in lên sắc hoa màu lá:

                                        “Hơn một loài hoa đã rụng cành

                                         Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

                                          Những luồng run rẩy rung rinh lá

                                          Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Ở đây nhà thơ không dùng những từ như “dăm ba”, “năm bảy” mà lại dùng cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá. Cụm từ ấy có nghĩa là một vài, đã mấy nhưng cũng phải là nhiều. Đây là cách nói rất Tây của Xuân Diệu. tuy nhiên dù nhiều hay ít thì ta cũng thấy được những bước chảy trôi của thời gian của thiên nhiên đất trời. Có thể nói câu thơ mang đến mọt nỗi buồn lớn, gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng người. những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự ngấm dân , gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá, thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Ta thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác tinh vi quá trình chuyển hóa màu sắc. Qua đây người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. trong khi ấy những cái lạnh của thời tiết cũng được nhà thơ nhắc đến. Với biện pháp nghệ thuật điệp phụ âm đầu “run rẩy rung rinh” đã mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống thay vào đó sự khô gầy, héo úa tàn tạ. Nó gợi lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng mong manh của mùa thu. Nó giống như những bộ xương khô gầy yếu ớt và đơn độc. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng thị giác , cảm giác, xúc giác. Dường như thi sĩ còn mang đến cho cảnh thu cái xôn xao run rẩy của lòng mình.

Nếu như khổ thơ một thời gian đến đầu tiên, khổ hai thời gian đến mãnh liệt hơn thì sang khổ ba thời gian đến thật quyết liệt:

                                                       “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

                                                         Non xa khởi sự nhạt sương mờ

                                                          Đã nghe rét mướt luồn trong gió

                                                            Đã vằng người sang những chuyến đò”

“Nàng trăng tự ngẩn ngơ”. tác giả nhân hóa trăng thu như nàng thiếu nữ tự ngẩn ngơ, không hiểu nỗi lòng mình. Đó là cái ngẩn ngơ rất thu, nhỏ nhoi, mờ nhạt. Trong tiết trời thu ấy những ngọn núi trong sương sớm “khởi sự” trước sự mờ nhạt của sương mờ. Có thể cảm nhân được những gì của mùa thu đều mang đên sự bàng bạc mơ hồ, phai tàn. Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Cái rét mướt kia được cảm nhận qua cảm giác chứ không phải là thính giác thế nhưng tác giả đã rất lạ ở chỗ đó. Chính nghệ thuật ấy làm cho chúng ta cảm nhận được cái rét mướt gợi lên thật trực tiếp, thật gần gũi. Đồng thời nó giúp cho người đọc cảm nhận được cái rét vốn vô hình giờ đây lại trở nên hữu hình, cụ thể có thể nghe và nắm bắt được. Hình ảnh con người được xuất hiện trong câu thơ thứ tư nhưng đó không phải là cảnh đông đúc mà chúng ta vẫn hay nghĩ đến con người mà đó là những hình ảnh thưa thớt. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò. Thu đang đến mà như đã sắp qua để nhường cho mùa xuân cạn kề. cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống dưới trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai. Nó khắc họa bước đi nghiệt ngã của thời gian.

Trong bức tranh thu ấy không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh nỗi buồn. Thu buồn dương liễu. thu hoa lá, buồn trăng mờ tụ thành một trời thu uất hận và kết tụ trong lòng người:

                                              “Mây vẩn tầng không chim bay đi

                                                  Khí trời u uất hận chia ly

                                                 Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

                                                Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Ở hai câu đầu sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật. Chim bay đi tránh rét, nỗi buồn chia ly ngập tràn không gian tạo thành một nỗi sầu hận u uất. Nêu như nhà thơ bắt đầu bằng hình ảnh cây liễu giống như cô gái thì kết thúc bài thơ tác giả cũng nhắc đến hình ảnh cô gái. Cô gái ấy đang làm gi?, cô ngồi tựa cửa mà nhìn xa, đó là cái nhìn vào cõi vô vọng, cái nhìn xa xăm những thứ hiện ra trước mắt thì không thấy mà chỉ thấy những gì trong tâm trí đang hiện ra. Cô thiếu nữ ấy đang buồn không nói tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi.

Bài thơ có kết cấu mở, người thiếu nữ buồn không nói, phải chăng đó là cái buồn vô cớ. Nhưng vô cớ mà lại thành có cớ khi cảm nhận được bước đi nghiệt ngã của thời gian. Hóa ra thu vừa mới đến mà đã vội vã ra đi để nhường chỗ cho mùa đông rầm rập kéo về.

Đây mùa thu tới là một bức tranh thu đẹp mà buồn của một hồn thơ gắn bó hết mình với cuộc sống để có thể lắng nghe được những biến thái tinh vi của thời gian cũng như nội tâm con người. với thi phẩm này Xuân Diệu đã để lại một ấn tượng khó phai trong kho tàng thu của thi ca.

1 tháng 2 2016

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Đề tài mà Xuân Diệu hướng đến không có gì là xa lạ mới mẻ, ông cảm nhận thiên nhiên trước một nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ cái buồn cô đơn, từ sự khát khao giao cảm với đời chỉ thực sự xuất hiện trong ý thức cá nhân sâu sắc của các nhà thơ mới. Tác phẩm Đây mùa thu tới là một tác phẩm như vậy.

Tác giả đã vẻ lên hình tượng mùa thu với dáng vẻ của một thục nữ mỹ miều tha thướt và u buồn, đẹp một vẻ dẹp lãng mạn, cao sang. Nàng thu của Xuân Diệu đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa, từ hạ sang thu.

Tác giả đã cảm nhận không khí của mùa thu qua dáng vẻ của rặng liễu bên hồ:

                               Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                               Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Liễu đã xuất hiện nhiều trong thơ ca với những hình ảnh đẹp, thướt tha, trong Truyện Kiều: “Dưới cầu nước chảy trong veo - Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Liễu của Xuân Diệu gay gắt hơn: “chịu tang” - một cảm nhận bất ngờ, đẫm màu tang tóc. Song bất ngờ mà vẫn đúng. Lá liễu được so sánh thật tầng lớp, biến hóa: vừa đổ xuống song song như sóng tóc giai nhân, vừa tuôn chảy như dòng lệ ướt. Để nhấn mạnh nỗi tang tóc, Xuân Diệu còn đưa ra một loạt từ láy ầm: “đìu hiu”, “buồn buông”, khiến câu thơ càng bị ru thêm vào một âm điệu thê lương, chua xót.

Một lần nữa, tác giả đã khẳng định, rặng liễu đã báo hiệu mùa thu tới

                                      Đây mùa thu tới, mùa thu tới

                                      Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Câu thơ vừa như một tiếng reo vui mừng, vừa như một tiếng thở dài, trong tiếng thở dài có tiếng reo thầm, vì mùa thu đâu chỉ mang tới cái buồn lạnh, mà còn chứa đựng cả cái xôn xao của sự sống. Đến câu cuối, mùa thu hiện hình cụ thể hơn  “Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Hình ảnh thật diễm ảo: mùa thu nhuộm vàng cả đất trời, hay đất trời dệt áo vàng khoác lên nàng thu? Nàng thu bỗng trở nên đẹp lộng lẫy, sang trọng, nhưng nếu tinh ý, ta sẽ nhận ra đó là vẻ đẹp sắp tàn, khiến tiếng reo trong câu thơ ngầm chứa sự thảng thốt lo âu. Cái đẹp xao xác buồn này sẽ định hướng cảm xúc toàn bài, cũng là một khuynh hướng thẩm mĩ quen thuộc của Thơ mới. (Lưu Trọng Lư từng viết: “Em không nghe mùa thu - Lá thu kêu xào xạc - Con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng khô”. Đẹp quá, mà sao câu thơ như muốn khóc).

Tác giả đã bắt đầu chú ý hơn đến những gì gần gũi xung quanh mình, và điểm bắt đầu là vườn thu.

                                           Hơn một loài hoa đã rụng cành

                                           Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

                                           Những luồng run rẩy rung rinh lá

                                           Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Mùa thu xuất hiện trọn vẹn trong khu vườn mà tác giả đang là trung tâm. Tác giả đã nhận ra một mùa thu buốt lạnh đang bòn rút sự sống của cỏ cây hoa lá, tức là của tạo hóa. Ở câu 2 có một từ đắt: “rủa”, đồng nghĩa với “lấn” (Lá đỏ lấn lá xanh), nhưng, đổi sang “lấn” thì hiệu quả khác hẳn. “Lấn” gợi một hiện tượng thiên nhiên, thiên về miêu tả thực tế. “Rủa” thiên về biểu hiện nội tâm, nên mạnh hơn, nhói buốt hơn, tạo một cảm nhận bỏng rát, đau đớn trước sự tàn phá nghiệt ngã của thiên nhiên. Nguyễn Gia Thiều cũng tùng có một câu thơ dữ dội như thế: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu” (Cung oán ngâm khúc).

Trong sự trầm tư suy nghĩa về mùa thu, nhà thơ nhận thấy gió cũng như là vật hữu hình. Ngọn gió thổi ra từ cổ thi từng rất buồn: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến), nhưng là cái buồn trong tiếng thở dài yếu ớt. Gió Xuân Diệu run lên bần bật bởi 4 phụ âm “r” (run rẩy, rung rinh) làm câu thơ buốt đến tái tê. Vũ Quần Phương quả là tinh tế khi cho răng hiệu quả câu thơ không chỉ tả gió mà còn gọi rét. Hình ảnh cành cây trong ca dao cũng rất đắm say: “Gió đưa cành trúc la đà”.  Nguyễn Khuyến đã ghê, gọt nhỏ cái “cành” trong ca dao thành cái “cần” trong Thu vịnh (Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu). Xuân Diệu lại đẩy tiếp “cần” của Nguyễn Khuyến thành “nhánh” và “xương” đầy chất tạo hình, gây ấn tượng thị giác rất mạnh: chạm khắc vào trời thu hình ảnh cây cối quắt queo như dẻ xương gầy. Mùa thu héo quắt thêm trong hồn thơ Xuân Diệu.

Càng ngắm khung cảnh trời thu, tác giả lại càng có trạng thái u uất hơn, trùm lên cả đất trời rộng lớn. Điều độc đáo là Xuân Diệu xen kề đất và trời thành những cặp đôi song song đi suốt hai khổ thơ cuối.

 Bầu trời hiện lên trước mắt nhà thơ thật đẹp có trăng, mây và chấp chới cánh chim. Câu thơ tả trăng có một âm điệu rất hay: “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”. Câu chữ và hình ảnh ngồ ngộ, ngơ ngác thế nào. Sao lại “thỉnh thoảng”? Sao lại “tự ngẩn ngơ”? Hoài Thanh bắt rất tinh đặc điểm này của Xuân Diệu: “Ngay lời văn của Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa như trẻ con học nói hay người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người”. Đúng thế. Đọc kĩ, mới thấy câu thơ Xuân Diệu rất tinh và rất nghịch, vì nó đột ngột “bắt quả tang” một trạng thái mơ màng, ngơ ngẩn của nàng trăng. Có điều, Xuân Diệu bắt quả tang thiên nhiên hay chính cõi lòng mình? Từ cánh chim trốn rét, Xuân Diệu chợt hốt hoảng khi nhận ra điều đáng sợ đang xảy ra giữa đất trời: “Khí trời u uất hận chia li”. Nỗi đau li tán dằn xuống trong thanh trắc của chữ “hận” như tiếng nấc trước một vũ trụ dường như trống rỗng.

Khung cảnh mùa thu đã làm cho con người và vạn vật đều buồn, bầu trời và mặt đất đều có chung tâm trạng buồn:

                                            Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Tác giả đã dùng từ “luồn” thật tinh diệu, gợi cho người đọc có cảm giác nhìn thấy được cái rét mướt đang hiện hữu hình. Đúng là cái rét đang tàng hình trong tiết chớm thu, mà chỉ người nghệ sĩ - vốn là nhà bác học của các giác quan mới phát hiện được. Nhưng hình ảnh con người đột ngột xuất hiện trong hai câu kết mới là cái nấc cao nhất của cảm giác thu Xuân Diệu:

                                             Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

                                            Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Nàng thu hiện lên trong bóng dáng của một nàng thiếu nữ đẹp. Tất cả cảm giác thu quy tụ vào đây. Thơ Xuân Diệu dẫu có nói trời mây non nước gì cuối cùng cũng kết lại nơi con người, nơi tuổi trẻ, nơi những thiếu nữ vừa chạm bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, vừa ngơ ngác vừa khao khát - khao khát yêu đương, khao khát giao cảm với cuộc đời rộng lớn. Hai câu thơ man mác trong trạng thái mơ hồ không xác định, rất hợp với tâm hồn bâng khuâng của lứa tuổi này; con số không xác định (ít nhiều), nỗi buồn thầm lặng không duyên cớ (buồn không nói).

Bức tranh thu của Xuân Diệu là sự thám hiểm phút chuyển mình cũ mà mới mẻ của thời gian từ hè sang thu, từ nóng sang lạnh bằng những giác quan tinh tế (thị giác, xúc giác), tạo những rung động thâm mĩ. Đó là một cống hiến quý báu của thi sĩ trong việc khám phá thiên nhiên bằng nghệ thuật thơ ca. Linh hồn bức tranh là một tình thu buồn vắng cô đơn. Thứ nhất, do trạng thái riêng của mùa thu. Thu không ồn ào như hạ, tê tái như đông, tươi tắn như xuân mà êm lắng u sầu một cách mơ màng, dễ gợi hồn thơ hướng nội. Thứ hai, nỗi buồn thu gặp nỗi sầu tuổi trẻ của thời vong quốc, ngơ ngác trước ngưỡng cửa vào đời, càng khao khát nhập vào đời càng bị đẩy vào cô đơn. Cái lạnh thu là cái lạnh của linh hồn cô đơn đang “thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau” (Xuân Diệu). Giá trị nhân bản của bài thơ là ở nỗi buồn trong sáng ấy.

Đây mùa thu tới gợi cho người đọc cảm nhận được mùa thu đẹp mà buồn. Bài thơ thể hiện sự mới mẻ cả nghệ thuật và nội dung, thể hiện sự cô đơn, niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.

 

11 tháng 10 2016

Ý1 . Thiên nhiên đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là một thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “ rầm rộ”, “ một bản trường ca của rừng già”.
- Đó còn là một thiên nhiên “dịu dàng và trí tuệ”
- Là thiên nhiên với vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố, với vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, với vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi xa dần thành phố đi qua những bờ tre trúc và hàng cau thôn Vĩ...
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý1. Lịch sử, văn hóa đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là dòng sông của biên thùy Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ; từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến dịch mậu Thân 1968...
- Đó là nền văn hóa với âm nhạc cổ điển Huế, liên tưởng đền Nguyễn Du và Truyện Kiều, là dòng sông của thi ca....
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý 3: Nghệ thuật
- Bài kí đầy chất trí tuệ và tình yêu
- Đẫm chất sử thi và cảm hứng trữ tình, lãng mạn.
-> Tất cả cũng đã góp phần đặt tên cho dòng sông

29 tháng 9 2017

Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.

27 tháng 4 2016

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ; nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn, tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú tuyệt diệu, Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sung sướng, rất đáng sống (hỡi xuân hồng …). Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Và có lẽ bài “Vội Vàng” bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ Xuân Diệu.