K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Bài thơ "Mưa rơi tích tách..." của tác giả Nguyễn Xuân Diệu thể hiện cảm xúc của tác giả về tình yêu và cô đơn.

Trong bài thơ, Nguyễn Xuân Diệu sử dụng hình ảnh mưa rơi tích tách, làm tương trưng cho tình yêu đơn chiếc và cô đơn. Cảm xúc cô đơn, buồn bã và nhẹ nhàng của người thơ được thể hiện qua từng câu thơ ẩn chứa nỗi lòng.

Bài thơ nói về một trạng thái tâm hồn không được hoàn mỹ, có thể là một tình yêu không đáp lại, hoặc cảm giác bị bỏ rơi trong tình yêu. Người thơ đối diện với những cảm xúc phức tạp, khi mà mưa rơi "tích tách, lẻ loi, nghìn trùng", tượng trưng cho sự thất thường, xa cách, không đồng điệu và không thể kết nối.

Cảm xúc tuyệt vọng và cô đơn của người thơ được thể hiện qua hình ảnh những bông hồng rụng rơi, cành hoa tan biến trong không khí, tượng trưng cho tình yêu không thể trọn vẹn, như những giấc mơ tan vỡ.

Từng đoạn thơ đều mang đến cảm giác đơn côi, nhẹ nhàng và u buồn. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh mơ hồ, để thể hiện cảm xúc sâu lắng, thương tâm và lắng đọng của một tâm hồn đang trải qua nỗi cô đơn và khao khát yêu thương.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

 

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

Tìm phép tu từ và phân tích tác dụng của các phép tu từ đó trong bài thơ :                                  Cả đời ngập sữa nuôi con                     Ngậm nắng mưa gió rét vuông tròn tháng năm                                  Trắng bàn chân mẹ âm thầm                     Nhận chìm trong đất nảy mầm sữa lên                                  Lá đòng nuôi mẹ ru êm                     Vàng khô thân vẫn óng mềm hương bay                           ...
Đọc tiếp

Tìm phép tu từ và phân tích tác dụng của các phép tu từ đó trong bài thơ : 

                                 Cả đời ngập sữa nuôi con

                     Ngậm nắng mưa gió rét vuông tròn tháng năm 

                                 Trắng bàn chân mẹ âm thầm

                     Nhận chìm trong đất nảy mầm sữa lên

                                  Lá đòng nuôi mẹ ru êm

                     Vàng khô thân vẫn óng mềm hương bay

                                ... Uốn câu trong nắng tươi giòn

                     Những bông hoa sóng dập dờn vàng mơ

* Gợi ý. bptt: ẩn dụ, nhận hóa. mượn hình ảnh cây lúc để nói về ng mẹ

1
30 tháng 1 2021

BPTT: 

nhân hóa: ngập sữa nuôi con,ngậm nắng mưa rét, ru êm

ẩn dụ: trắng bàn chân, uốn câu

Tác dụng: Cho thấy sự tần tảo, khó nhọc nuôi con của mẹ qua hình ảnh cây lúa

banj pk phân tích tác tác dùng bằng 1 đoạn văn cơ

 

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà...
Đọc tiếp

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

1
14 tháng 7 2018

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

5 tháng 11 2016

-Tác dụng của tình huống làm nổi bật tình bạn thắm thiết hơn vật chất của tác giả

=)) Thể hiện tình bạn thắm thiết chân thành

*

Hình ảnh người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước :

Vẻ đẹp :xinh đẹp, hoàn thiện

Số phận chìm nổi lênh đênh

Phẩm chất trong sáng ,sắt son ,thủy chung :

5 tháng 11 2016

nếu thấy đúng nhớ tích cho mình nhé

 

4 tháng 10 2018

biện pháp nhân hóa -> làm cho các sự vật trở nên sinh động hơn, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn