ĐỀ 12
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.
Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.
Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]
(Trích Những chiếc áo ấm - Võ Quảng)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Truyện Những chiếc áo ấm thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích. | B. Truyện đồng thoại. | C. Truyền thuyết. | D. Thần thoại. |
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện. | B. Lời của nhân vật Nhím. |
C. Lời của nhân vật Thỏ. | D. Lời của nhân vật. |
Câu 3: Từ “ào ào” trong câu “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng” là
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong câu “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” có tác dụng gì?
A. Làm cho sự vật gần gũi hơn với con người.
B. Làm cho không gian thêm hoang vắng đáng sợ.
C. Nhấn mạnh cái lạnh của mùa đông.
D. Làm cho người đọc dễ hình dung đến những nhân vật trong cổ tích.
Câu 5. Hành động “rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” của Nhím giúp em hiểu gì về nhân vật này?
A. Nhím là người bạn nhân hậu, tốt bụng.
B. Nhím luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.
C. Nhím vô tư, trong sáng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba trong đoạn trích có tác dụng nào sau đây?
A. Người kể chuyện giấu mình đi không tham gia vào câu chuyện.
B. Người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm, kể về những gì mình được chứng kiến.
C. Người kể trực tiếp tham gia vào câu chuyện khiến cho lời kể chân thực hơn.
D. Người kể không tham gia vào câu chuyện, lời kể khách quan.
Câu 7. Nghĩa của yếu tố Hán Việt “vô” trong từ “vô số” là
A. vào. | B. nhiều. | C. không. | D. có. |
Câu 8. Chủ đề của đoạn trích là
A. tình bạn giữa Thỏ và Nhím.
B. miêu tả cảnh rừng vào mùa đông.
C. Nhím giúp Thỏ may áo.
D. hoàn cảnh của Thỏ trong mùa đông.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?
Câu 10. Suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
GIÚP EM VS Ạ
EM ĐANG CẦN GẤP