K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11

- Ô nhiễm không khí, rác thải nhựa

- Biến đổi khí hậu

- Ô nhiễm sông hồ, ven biển

- Ô nhiễm môi trường

Chúc e học tốt!!!

3 tháng 2 2017

Đáp án: A

23 tháng 4 2022

- Ngủ đủ giấc

- Lao động và nghỉ ngơi hợp lý

- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

- Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh

22 tháng 5 2021
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

22 tháng 5 2021

tk nha

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:        Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới: 
       Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 
                                                                                       ( Nguồn, internet) 
Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?  

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên 
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra  một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn sau: 

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” 

Câu 4 (1 điểm:  Bài học mà  em rút ra cho bản thân qua đoạn trích  

0
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát...
Đọc tiếp

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 

( Nguồn, internet) 

Câu 1 :  

a. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? 

b. Theo văn bản, ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở những dạng nào? 

Câu 2 : Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau: 

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” 

Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh 

Câu 4 : Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên. 

II. Tạo lập văn bản 

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta. 

Câu 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công  

 

0
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát...
Đọc tiếp

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 

( Nguồn, internet) 

Câu 1 :  

a. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? 

b. Theo văn bản, ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở những dạng nào? 

Câu 2 : Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau: 

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” 

Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh 

Câu 4 : Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên. 

II. Tạo lập văn bản 

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta. 

Câu 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công  

 

3
11 tháng 3 2022

tách nhỏ câu ra bn

11 tháng 3 2022

Tách thế đủ rồi

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

- Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại: chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa hoặc rơi vãi, xác vật nuôi,...), chất thải lỏng (nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng,...) và chất thải khí (khí thở của vật nuôi, khí do phân hủy chất thải hữu cơ,...).

- Ảnh hưởng đến người, vật nuôi và môi trường: dịch bệnh lây lan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi,...

- Để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường: khí sinh học (biogas) và hồ sinh học, ủ phân compost, xử lí nhiệt, lọc khí thải.

Phần 1: Đọc- hiểu Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc- hiểu 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

( Nguồn, internet)

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

1
12 tháng 3 2022

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

=>Nghị luận 

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

=> Bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay , nêu lên những cảnh báo môi trường đáng lo ngại

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

=> Điệp ngữ

=> tác dụng : nhấn mạnh sự ô nhiễm môi trường là như thế nào , nó có tác hại như thế nào làm cho người đọc dễ hình dung cụ thể về môi trường.

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

=> Phải chung tay bảo vệ môi trường , loan truyền thông tin bảo vệ cây rừng vì đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta .

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng...
Đọc tiếp

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại. đoán xem các câu hỏi trong bài này là gì

0
31 tháng 10 2023

Ảnh hưởng đến Kinh Tế:

- Tạo cơ hội việc làm: Ngành khai thác khoáng sản thường cung cấp cơ hội việc làm cho nhiều người trong các khu vực khai thác. Điều này có thể giúp cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho cộng đồng.

- Tạo nguồn thu ngân sách: Khai thác khoáng sản đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia thông qua thuế và lợi nhuận của các công ty khai thác. Nguồn thu này có thể được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dự án công cộng.

- Xuất khẩu và thương mại: Khoáng sản thường là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, giúp cải thiện thương mại quốc tế và tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

Ảnh hưởng đến Môi Trường:

- Phá hủy môi trường: Khai thác khoáng sản có thể gây phá hủy môi trường, đặc biệt là khi không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc phá rừng, khai mỏ, và ô nhiễm nước và không khí.

- Sự mất cân bằng sinh thái: Khai thác có thể thay đổi cấu trúc và chất lượng môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.

- Hiện tượng thiếu nước: Khai thác một số loại khoáng sản, như than và quặng, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu nước bởi vì nó có thể làm giảm nguồn nước ngầm.

Ảnh hưởng đến Con Người:

- Sức khỏe và an toàn: Ngành khai thác khoáng sản có nguy cơ cao về tai nạn lao động và vấn đề sức khỏe liên quan đến bụi mài mòn và hóa chất độc hại.

- Sự tác động xã hội: Khai thác khoáng sản có thể tác động đến cộng đồng bản địa và gây ra xung đột về quyền sở hữu đất đai và tài nguyên.

- Sự thay đổi của cộng đồng: Khai thác khoáng sản có thể thay đổi cơ cấu xã hội và kinh tế của cộng đồng, có thể làm giảm nghèo đói hoặc gây ra sự bất ổn.