Đọc thầm và làm bài tập/ 30 phút Vầng trăng quê emVầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảynhững ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu,nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre đượctắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì...
Đọc tiếp
Đọc thầm và làm bài tập/ 30 phút
Vầng trăng quê emVầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảynhững ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu,nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre đượctắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của nhữngcây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáynước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp máitóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nàonhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ainấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như nhữnghạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát củacác anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng.Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giậnmẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhănnheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Mộtlàn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vàogiấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
Phan Sĩ Châu
Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?
a. Cảnh trăng lên ở làng quê.
b. Cảnh sinh hoạt của làng quê.
c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê ?
a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy tre.
b. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
c. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì ?
a. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước
.b. Ngồi ngắm trăng,hội họp, ca hát.
c. Ngồi ngắm trăng,trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ ?
a. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
c. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
5. Cách nhân hóa trong câu Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Cho thấy điều gì hay ?
a. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.
b. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già.
c. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.) ?
a. mọc, ngoi, dựng.
b. mọc, ngoi, nhú.
c. mọc, nhú, đội.
7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước)?
a. trôi
b. lặn
c. Nổi
8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ?
a. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
b. Trăng đậu vào ánh mắt. ? Hạt đậu đã nảy mầm.
c. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
9. Trong câu Làng quê em đã yên vào giấc ngủ., đại từ em dùng để làm gì ?
a. Thay thế danh từ.
b. Thay thế động từ.
c. Để xưng hô.
10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ ?
a. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
b. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng .
c. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Giúp mềnh với ạ mềnh hỏi nhiều lắm rùi mà ko có ai trả lời cả . Chỉ 10 câu thui mekkkk.!!!
hơi dài bạn ạ:
Từ xưa đến nay, vầng trăng như một nàng thơ, một người bạn tri âm tri kỉ với con người. Và nhắc đến ánh trăng, ta không thể không kể đến nhà thơ Duy Thông cùng tác phẩm “Dạ khúc cho vầng trăng”.
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” là một tác phẩm lãng mạn, sâu sắc. Qua hình ảnh trăng non cùng khúc hát ru ngọt ngào, êm ái của mẹ đi vào giấc ngủ của con một cách nhẹ nhàng, sâu lắng đã mở ra một không gian yên bình, trong sáng. Bên cạnh đó còn hiện lên tình cảm sâu sắc, vô bờ của mẹ dành cho người con của mình.
“Trăng non ngoài cửa sổ
Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược
Chải nhẹ lên mái tóc
Để trăng thành lưỡi cày
Rạch bầu trời khuya nay”
Trong từng lời ru của con, trăng được ví như lá lúa mảnh mai, duyên dáng, gần gũi với đời sống hằng ngày. Qua đó, mẹ muốn ghi dấu trong lòng con một tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với vầng trăng, với những điều giản đơn, nhỏ bé quanh con. Dòng thơ “Con ơi ngủ cho say” là tình yêu tha thiết của mẹ dành cho con, dành cho từng giấc ngủ ngon, ấm áp. Khi con lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ cùng những giấc ngủ bình an là mẹ đã thành công tưới mát vào tâm hồn con một tuổi thơ bình dị, êm đẹp, thân thương. Hình ảnh trăng được ví như chiếc lược chải nhẹ lên mái tóc con hay lưỡi cày để rạch bầu trời, là biểu tượng của hành động ân cần, chăm sóc của mẹ dành cho con. Những dòng thơ không những cho ta thấy được tình yêu thương thắm thiết giữa mẹ và con, mà còn là sự kết nối mật thiết giữa vầng trăng và con người.
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa
Theo con vào giấc ngủ
Trăng thành con thuyền nhỏ
Đến bến bờ tình yêu…”
Những dòng thơ đều là sự kết hợp tinh tế và tài tình của ngôn ngữ. Trăng là một người bạn gần gũi, thân thuộc, như một đứa trẻ thấp thoáng cành cây tìm con ngoài cửa sổ. Cửa sổ mình bé quá, trông như trăng sẽ lặn trước mọi nhà, vì thế mẹ luôn muốn chăm sóc, đưa con vào giấc ngủ sớm một tí. Vai mẹ như chiếc võng đưa con vào giấc ngủ, bao phủ, ân cần bảo vệ con. Vầng trăng còn được mẹ so sánh như là con thuyền nhỏ, cho thấy niềm tin và hy vọng của mẹ dành cho con, muốn đưa con đến một bến bờ hạnh phúc, bình yên mẹ mới có thể an lòng.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp cùng các hình ảnh giản dị, thân thương, thanh khiết, quen thuộc như: lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, chiếc võng, con thuyền,… và ngôn ngữ mềm mại, nhẹ nhàng đã mang đến cho con một tuổi thơ bình yên. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, so sánh, điệp ngữ,… một cách tài tình, giúp bài thơ trở nên sinh động, gợi lên tình mẫu tử gắn bó sâu sắc. Qua bài thơ, Duy Thông đã gửi gắm những suy tư và nỗi niềm của mình về cuộc đời và tình mẫu tử một cách tinh tế, những dòng thơ đều mang đến một niềm hy vọng, như những nốt nhạc trong bản nhạc lãng mạn, bình yên.
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” như một lời hát ru ngọt ngào, êm ái của mẹ trong từng giấc mộng của con. Những hình ảnh thân thương, quen thuộc đã thấm sâu vào tâm hồn con, cùng con tiếp bước trong hành trình trưởng thành, biết sống yêu thương, chan hòa, gần gũi với thiên nhiên, quý trọng những điều giản đơn trong cuộc sống. Mẹ có thể thay thế mọi thứ trên đời, nhưng không có thứ gì thay thế được mẹ. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy biết yêu thương, chăm sóc và trân quý mẹ nhiều hơn.