K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (4 điểm) Đọc bài và trả lời câu hỏi: Sự lựa chọn của dòng sông      Ở cuối ngôi làng, có một dòng sông lớn. Con sông này chảy qua những cánh đồng, những khu rừng và cả những ngọn núi cao. Nước sông trong vắt, mát lành, mang đến nguồn sống cho cây cối, muông thú và con người. Nhưng dòng sông không phải lúc nào cũng bình lặng. Có những ngày, nó trở nên...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Đọc bài và trả lời câu hỏi:

Sự lựa chọn của dòng sông

     Ở cuối ngôi làng, có một dòng sông lớn. Con sông này chảy qua những cánh đồng, những khu rừng và cả những ngọn núi cao. Nước sông trong vắt, mát lành, mang đến nguồn sống cho cây cối, muông thú và con người. Nhưng dòng sông không phải lúc nào cũng bình lặng. Có những ngày, nó trở nên giận dữ, cuốn trôi mọi thứ trên đường đi của mình khi có lũ từ thượng nguồn đổ về.

     Người dân trong làng sống nhờ dòng sông nhưng cũng lo sợ sức mạnh của nó. Một ngày nọ, các bô lão trong làng họp lại và quyết định: "Chúng ta phải tìm cách điều khiển dòng sông này, để nó không còn phá hoại làng ta được nữa.". Họ bắt đầu xây đập, thay đổi dòng chảy. Ban đầu, dòng sông chảy theo những gì con người sắp đặt. Nhưng dần dần, dòng sông trở nên khô cạn và không còn mang lại nguồn nước dồi dào như trước.

     Một cậu bé trong làng, tên là I-van, nhận ra rằng dòng sông không còn hạnh phúc nữa. Cậu hỏi ông mình, một người đã sống bên dòng sông từ khi còn bé: "Ông ơi, tại sao dòng sông không còn đầy nước như trước nữa?". Ông cụ thở dài: "Dòng sông cũng như con người, nó cần tự do để lựa chọn đường đi của mình. Nếu bị ép buộc, nó sẽ mất đi sức mạnh và sự sống.".

     I-van quyết định nói với người dân làng về suy nghĩ của mình. Cậu khuyên mọi người hãy để dòng sông chảy theo cách tự nhiên, vì chỉ khi tự do, dòng sông mới có thể mang lại cuộc sống trọn vẹn cho mọi sinh vật. Dân làng cũng thấy được những chuyển biến tiêu cực của dòng sông kể từ khi họ thay đổi dòng chảy của nó. Từ đó, người dân không còn tìm cách kiểm soát dòng sông nữa, và dòng sông dần trở lại với sức sống mạnh mẽ như trước kia.

Theo Truyện cổ nước ngoài

Câu 5. Em ấn tượng nhất với chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

Câu 6. Nêu nội dung chính của bài đọc.

Câu 9. Chỉ ra các danh từ có trong câu sau:

           Con sông này chảy qua những cánh đồng, những khu rừng và cả những ngọn núi cao.

0
Câu 1: Đọc các văn bản sau và chỉ rõ phương thức biểu đạt trong từng văn bản.a.                                                       NHỮNG CÁNH BUỒM      Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc các văn bản sau và chỉ rõ phương thức biểu đạt trong từng văn bản.

a.                                                       NHỮNG CÁNH BUỒM

      Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.

      Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

     Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

1
31 tháng 8 2021

PTBD: Miêu tả và biểu cảm

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)2. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)(Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :Một chuyên gia máy xúcĐó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Aùnh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vung đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm”...
Đọc tiếp

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :

Một chuyên gia máy xúc

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Aùnh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vung đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công

ường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phát…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi băng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một .- Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

Theo HỒNG THUỶ.

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

2. A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng - tượng đồng

Cánh đồng: -------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tượng đồng: -----------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu?......................................................

 

4
25 tháng 11 2021

dài:V

Bài Kiểm tra à:)

20 tháng 11 2019

2. a. Nước sông đầy ắp

I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:    Em yêu từng sợi nắng congBức tranh thủy mặc dòng sông con đòEm yêu chao liệng cánh còCánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươmEm yêu khói bếp vương vươngXám màu mái lá mấy tầng mây caoEm yêu mơ ước đủ màuCầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi àMồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưaEm yêu cánh võng đong đưaCánh diều no gió chiều...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:    

Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

 Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

 

Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 

 (Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm)

 

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ (kèm tên tác giả) có cùng thể thơ với văn bản trên.

Câu 2. Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương? 

      Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Câu 3. Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.

Câu 4. Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau? 

Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

II. VẬN DỤNG (6,0 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm): 

       Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Hoa nở.

cứu mình đi các bạn

0
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Mùa xuân bên bờ sông LươngTuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Tìm 2 từ chỉ sự vật bên bờ sông Lương trong đoạn văn trên.

1
11 tháng 2 2017

HS tìm được mỗi từ chỉ sự vật đúng theo yêu cầu, được 0,5 điểm.

VD: cây gạo, lúa, ngô, đỗ, lạc, khoai,..

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Mùa xuân bên bờ sông LươngTuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Hãy viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả bờ sông Lương

1
18 tháng 7 2019

HS viết đặt được 1 câu theo yêu cầu, câu rõ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm.

VD: Mùa xuân, bờ sông Lương thật rực rỡ.

   Bờ sông Lương thật đẹp.

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Mùa xuân bên bờ sông LươngTuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:

Ngay dưới lòng sông, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn

1
14 tháng 9 2018

Ở đâu (chỗ nào, nơi nào,...), những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn? được 0,5 điểm.

Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm hỏi: Trừ 0,25 điểm

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)        “Quê hương là một tiếng ve  Lời ru của mẹ trưa hè à ơi                           Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ(…)Quê hương là cánh đồng vàng                   Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều                             Quê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón là liêu xiêu đi về.”(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)Câu 1 (1,0 điểm)....
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)

        “Quê hương là một tiếng ve

  Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

                           Dòng sông con nước đầy vơi

 Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

                   Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

                             Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về.”

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) đóng vai Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của mình sau khi chôn Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2 (5,0 điểm). Kể lại tóm tắt một trải nghiệm của em với bạn bè mà em nhớ nhất.

0
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Mùa xuân bên bờ sông LươngTuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng ở đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

1
28 tháng 6 2019

Đáp án A

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Mùa xuân bên bờ sông LươngTuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Những loại cây nào phủ kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

1
31 tháng 3 2019

Đáp án C