Hãy nêu khái niệm về truyện cười và truyện ngụ ngôn.
Bn nào nhanh mk tick !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây làloại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ ...
Khái niệm :
Truyện cổ tích : là loại truyện nhân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh ; nhân vật dũng sĩ ; nhân vật thông minh ; nhân vật là động vật
Truyện cổ tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngố nghếch
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân .
Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.
Câu 1:
- Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.
Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết. Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Văn học dân gian (VHDG) là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật
Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt
Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…
Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế.
Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.
Thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.
Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’)
Cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.
Cổ tích là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…, thường có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo. Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công… Cố tích ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.
Là loại truyện được viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người, nhằm gửi đến người đọc một triết lý, một quan niệm sống; hoặc khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.
-Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.
-Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự
Sự khác nhau giữa truyện và kí :
Cả truyện và kí đều có nhân vật kể chuyện. Điều này cho thấy cả truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
+ Kí không có cốt truyện và nhân vật.
Ngược lại truyện lại có hai yếu tố này.
( Riêng Sông nước Cà Mau vì đây chỉ là đoạn trích truyện dài nên không thấy xuất hiện nhân vật và cốt truyện (truyện dài Đất rừng phương Nam có hai yếu tố này).
+ Truyện có hư cấu, kí thường kể về những gì có thực, đã từng xảy ra.
Chúc bạn học tốt !!!
Khái niệm
Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đề sử dụng trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác gải trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống thiên nhiên, có nhân vật cốt truyện và người kể
Kí :chú trọng đến việc ghi chép cuộc sống của con người, thiên nhiên phong cảnh đất nước. Kí không có cốt truyện rõ ràng.
Khác nhau:
Truyện: Dựa vào sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả tên cơ sở quan sát không hẳn đã từng xảy ra trong thực tế.
Kí: Kể về những việc từng xảy ra trng cuộc sống, thường không có cốt truyện hoặc nhân vật
Thảo luận 1
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ... Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc . Nội dung Nội dung của truyện cười có các mục đích: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang ... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, Truyện ông Ó). Phân loại Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn: Truyện cười kết chuỗi: nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn) nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh). Truyện cười không kết chuỗi: truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và truyện tiếu lâm (có yếu tố tục). Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...) Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...) Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)
Thảo luận 2
Truyện cười là những truyện chủ yếu gây cười cho người đọc nhưng cũng có loại truyện cười mang cả tính ngụ ngôn, giáo dục con người trong đó Truyện ngụ ngôn có cả yếu tố gây cười nhưng ít, truyện ngụ ngôn chứa đựng nhiều tính giáo dục, triết lý nhân sinh quan, giúp cho người đọc, người nge rút ra bài học cho bản thân qua các tình huống và nhân vạt trong truyện
Thảo luận 3
nếu chỉ phân biệt thì đơn giản thôi bạn .truyện cười là truyện nói về của đời sông hằng ngày của con người như đối thoại hiểu nhầm ý khác ... mục đích chinh là gây cười cho người đọc giả . Truyện ngụ ngôn là truyện có tính ẩn dụ của tác giả mượn hình ảnh nhân vật (có thật hoặc không có thật ) hoặc con vật để giáo dục hoặc đã phá những sự tiêu cực ,tính cách ,hủ lậu của con người ,xã hội .... như truyện con ve sầu và con kiến
Thảo luận 4
Truyện cười chỉ để mà cười thôi thì là truyện cười , truyện cười nhằm mục đích răn dạy cái xấu cái tốt của con người trong xã hội thì là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là mượn cái này mà nói cái kia , ngụ ý khuyên răn người đời.
Thảo luận 5
Truyện cười chắc chắn là gây cười. Bạn đọc chúng đầu tiên sẽ thấy buồn cười. Có nhiều truyện cười có tính giáo dục. Nhưng cũng có truyện cười chỉ để cười không mang theo một thông điệp nào đặc biệt cả. Còn truyện ngụ ngôn đôi khi có gây cười. Đôi khi không gây cười nhưng có một đặc tính là chắc chắn phải có một thông điệp nào đó do người sáng tác cố ý gửi gắm vào. Mình phân biệt như vậy có đúng ko ạ? Nếu có gì chưa được chuẩn mong bạn chỉ giáo nhé.
Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
Giống nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:
-đều là loại truyện dân gian
-đều có yếu tố tưởng tưởng kì ảo
Khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:
| |||||||||
Giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:đều có chi tiết gây cười
Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Mượn chuyện về loài vật để nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống | Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội |
- Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý,triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.
trong sgk lớp 6 có bạn tự đọc nhé