Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:
- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.
- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca
- Dẫn đề
- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên
- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng
- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề
Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.
chị tham khảo nhé ạ
A. Mở bài :
- Giới thiệu về tác phẩm " Chuyện chức phán xử đền Tản Viên " và nhân vật Ngô Tử Văn
- Trích dẫn ý kiến : " Người ta thường nói " cứng quá thì gãy " . Kẻ sĩ chỉ lo không cứng được , còn gãy hay không là việc của trời . Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm "
B. Thân bài :
1. Giải thích ý kiến
- Ý kiến muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người . Ở đời chỉ sợ con người không đủ can đảm để đứng lên chống lại những điều gian ác , thấy khó khăn đã nản lòng rồi buông xuôi mặc kệ cái ác tồn tại . Vì thế , câu nói muốn khuyên con người cần phải cứng rắn , can đảm để chống lại cái xấu và đòi lại cái đúng, cái công bằng cho xã hội.
2. Chứng minh ý kiến
- Nhân vật Ngô Tử Văn chính là một minh chứng rõ nhất cho chúng ta về tinh thần dũng cảm , ý chí kiên cường không chịu khuất phục trước cái xấu , cái ác.
a. Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn về lai lịch, tính cách :
+ Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
+ Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được
+ Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
b. Tính dũng cảm , can trường và khẳng khái của Ngô Tử Văn được thể hiện ở hành động đốt đền
* Nguyên nhân đốt đền :
- Đền gần nhà Ngô Tử Văn là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
- Hành động của Ngô Tử Văn đốt đền là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
=> Tác giả muốn ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn
* Quá trình đốt đền :
- Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
- Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì
=> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường. Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
* Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền :
- Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
- Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc ở dưới âm phủ diễn ra gay gắt
- Trước hững lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc cùng thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương , Tử Văn vẫn bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương .
- Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên.
=> Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.
C. Kết bài
- Khẳng định ý kiến là vô cùng xác đáng , mang đến cho con người những lời khuyên hữu ích
- Ngô Tử Văn chính là một tấm gương sáng cho chúng ta về tinh thần dũng cảm , không lùi bước trước gian tà xấu xa
Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.
a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận.
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
b. Phương pháp lập luận: giải thích.
c. Nội dung: Kẻ sĩ không nên kiêng sự cứng cỏi.
d. Bài học: sống ngay thẳng, làm điều chân thật, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Dàn ý chi tiết tả bác sỹ
I, mở bài:
Giới thiệu qua về một số nét nổi bật của nhân vật mà em muốn tả, mái tóc, ánh mắt nụ cười...ý nghĩa mà công việc bác sỹ đó đang làm.
II, thân bài :
Tả cụ thể các chi tiết về nhân vật ,mà em cần tả:
+ Vóc dáng bề ngoài
+ Tính cách, nội tâm
+ Cách hành xử hàng ngày của người đó đối với bệnh
+ Những điều tốt đẹp mà bác sỹ đó đã, đang và sẽ làm
III, Kết luận qua nhân vật bác sỹ mà em đã tả em hãy nêu cảm nghĩ của em về ngành y, bài học mà em rút ra từ nhân vật mà em đã tả