Viết suy nghĩ của em về nhà ở trong dịp bão vừa qua
SOS em đang cần gấp ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình hình thế giới hiện nay đang phát triển theo xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Nhưng đáng tiếc vẫn còn rất nhiều nơi trên thế giới vẫn đang chìm trong bom đạn của chiến tranh. Có thể kể đến một số nước Trung Đông với các phần tử khủng bố nguy hiểm đang đe doạ cuộc sống yên bình của người dân nơi đây. Vì vậy, đối với các hành động khủng bố nói riêng và phát động chiến tranh nói chung, chúng ta cần phản đối kịch liệt để giữ gìn một thế giới hạnh phúc không còn tiếng bom đạn ở bất cứ nơi đâu.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.
Để mở đầu cho bài viết của mình, mình không copy mạng nhé:
[Mình tâm sự đôi chút để bạn có ý tưởng viết văn thôi, chứ bạn ko nên viết vào bài nghen]
- Mình biết, từ khi dịch bệnh covid bùng phát, nhiều người lâm vào tình trạng hoản loạn. Vì họ nghĩ rằng nó sẽ làm họ không thể sống sót.... Các bác sĩ-những anh hùng áo trắng vẫn ngày đêm chăm sóc, cố gắng cứu chữa những bệnh nhân.... Thời gian trôi... và rồi, cũng đến với cái tết Nguyên Đán. Một cái tết khác lạ bao nhiêu...
Bài văn dựa vào 1 số tâm sự của mình nữa nhé
Dịp tết NGUYÊN ĐÁN vừa qua tạo cho chúng em một cảm giác mới lạ. Như: Không được tụ tập đông vui như năm ngoái, không được về quê, không được đi chơi.... Nhưng, nó vẫn làm cho em một cảm giác hạnh phúc, đầm ấm. Cả ngày, em không đi ra ngoài để không bị bệnh dịch, cả ngày, em không đi chơi đâu cả để phải lo học khỏi ăn bánh chưng nhiều quá mẹ lại dọa em: '' ăn bánh chưng nhiều quá là quên hết chữ.''còn cả ngày, em không về quê em ở lại để đảm bảo an toàn cho em và mọi người... Ôi! Cái Tết của em khác lạ bao nhiêu, nhưng đó vẫn là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời em.
Bạn nghĩ ra ý nào hay bạn có thể thêm vào bài văn của mình nhé
Tuy nhiên, bạn không làm mất ý chính là được
HT nhé bạn
Mỗi người sẽ có 1 suy nghĩ khác nhau nha bạn
Năm nay, hẳn nhiên mọi người sẽ có một mùa Xuân, một cái Tết rất khác. Bởi vì, thành phố thân yêu của chúng ta đã trải qua gần nửa năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 với nhiều tổn thất, mất mát. Và hiện tại, mặc dù thành phố đang dần thích ứng với trạng thái bình thường mới với tâm thế “thích nghi chủ động”, để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, thành phố vẫn đang triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021; Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và đã triển khai kế hoạch số 4314/KH-UBND ngày 20/12/2021 tổ chức các hoạt động đón chào năm mới tại TPHCM, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần với nhiều phương án đối với từng cấp độ dịch.
Trong suốt 2 năm qua khi đại dịch diễn ra, Đảng bộ, chính quyền TP luôn dành mọi tình cảm, tâm trí để chăm lo người dân khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh,... Và những điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong dịp Tết này; với rất nhiều nội dung chăm lo an sinh của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, để đảm bảo rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Để chúng ta có một cái Tết, một mùa Xuân trọn vẹn, với tinh thần “An toàn, Tiết kiệm, Ấm áp, Vui tươi”, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại ngay các cơ sở xã, phường, thị trấn.
Sau những gì đã trải qua trong năm 2021, chắc chắn rằng Nhân dân sẽ tiếp tục đồng tâm, đồng lòng, chung sức cùng Đảng bộ và chính quyền TPHCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, biến thể mới Omicron của virrus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác chống dịch, bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, bình tĩnh trước dịch bệnh, chủ động đón một năm mới với tinh thần không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay trong từng gia đình, từng ngõ hẻm, từng khu nhà trọ, từng cơ quan,… Thực tế những ngày qua, tại một số nơi, vẫn còn nhiều người dân khá thờ ơ, chủ quan; điều này rất đáng lo ngại. Bởi thời gian gần Tết, tiệc tùng - liên hoan - họp mặt - tất niên nhiều, quán xá đông đúc, mọi người vui vẻ quá đà là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hiếu - hỷ là hai sự kiện quan trọng của đời người, nhưng trước diễn biến ngày càng phức tạp với biến chủng mới, thiết nghĩ, thực hiện việc cưới - tang trong giai đoạn này cần có sự tự giác điều chỉnh theo hướng an toàn - tiết kiệm, tránh tụ tập đông người, đảm bảo quy định 5K + vaccine. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự tự giác của từng cá nhân, đó cũng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta trước sự tấn công của dịch Covid-19.
Tiêm vaccine cho học sinh tại huyện Củ Chi. Ảnh: Đan Như
Dịp này, tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, các nghĩa trang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sự tập trung đông người thực hành các nghi lễ cúng bái để thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, với thế giới tinh thần. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng cần được kiểm soát quy mô tổ chức một cách khoa học; trong quá trình tổ chức phải dự liệu và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Chúng ta nên ủng hộ sự tương tác gián tiếp hoặc trực tuyến thông qua internet và truyền hình. Tất cả các hoạt động trên phải có phương án phòng chống dịch và ngay tại đó phải bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, quét mã y tế.
Trong mùa xuân này, chúng ta cần cân nhắc việc chọn tour du lịch bằng hình thức tham khảo thông tin qua báo chí, mạng internet để tránh sự quá tải lượng người ở những khu tham quan, vui chơi, giải trí. Chúng ta vẫn chúc Tết, thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân hữu… nhưng nên quan tâm hình thức trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại… Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và các địa điểm công cộng, cũng như khi sử dụng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác, và lưu ý đeo khẩu trang trong suốt hành trình. Nếu cần ra ngoài khám chữa bệnh, cần chọn nơi khám chữa bệnh gần nhất; tìm hiểu trước quy trình khám chữa bệnh, làm quen với bố trí của bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu trú tại bệnh viện; và vẫn phải lưu ý đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
Chúng ta cũng nên ủng hộ phong cách đón Tết mới, trên tinh thần tiết kiệm - văn minh. Trong đó, hãy dành một phần tiết kiệm để giúp đỡ, san sẻ yêu thương cho người lao động nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khó khăn,… do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (không nên lãng phí vào những vấn đề tặng quà, trong tiệc tùng tất niên, tổng kết đình đám, thờ cúng hoang phí không văn minh,...). Vừa qua, những câu chuyện cảm động nghĩa đồng bào, ấm áp tình quân dân đã có tác động mạnh mẽ, lan tỏa cảm xúc tích cực đến toàn xã hội về những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân thiện nguyện chung tay giúp đỡ người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh là một điểm sáng, là chất keo gắn kết mọi người trong xã hội cùng đoàn kết vượt qua đại dịch. Tinh thần đó rất cần được phát huy, nhân rộng trong thời khắc này để ai ai cũng được đón Tết.
Chúng ta trông đợi vào cái Tết ấm áp nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tình người, an toàn vượt qua dịch bệnh; vì vậy mỗi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “5K + vaccine + công nghệ thông tin + lan tỏa ý thức của từng người dân” phòng, chống dịch Covid-19. Làm được tất cả những điều đó thì cái Tết Nhâm Dần năm 2022 của chúng ta sẽ AN TOÀN, TIẾT KIỆM, ẤM ÁP, VUI TƯƠI, thể hiện đúng ý nghĩa Tết của người Sài Gòn – TPHCM, Tết vì mọi người, Tết vì chính mỗi người.
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…
Tham khảo
Từ thời phong kiến đến hiện tại, vẻ đẹp của người lao động vẫn thể hiện rõ ràng. Thể hiện ở chỗ ai ai cũng có một lòng nồng nàn yêu người, yêu tổ quốc, giúp đỡ láng giềng; giữ được những đức tính giản dị, thật thà và lòng tự trọng, luôn về chính nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh dành lại độc lập; nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người nông dân lao động. Đến nay, không ít những phát triển dần tiến bộ, khoa học kỉ thuật tăng tiến nhưng người dân Việt Nam vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người lao động; từ những việc làm nhỏ nhặt đến sang trọng, tất cả nên mang một nét đặc trưng của dân tộc. Những thứ đã đạt được thì nên giữ gìn chúng thật cẩn thận, tôn vinh vẻ đẹp ấy để mọi công dân đều có thể thực hiện tròn vẹn nhiệm vụ của người lao động.
Tham khảo!
Trong học tập, tự học là một yếu tố cần thiết làm nên thành công. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đã nghe nhiều về hai từ tự học. Tự học là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Tự học là chủ động, tự giác tìm hiểu, trau dồi kiến thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mà có thể không cần nhờ người khác. Như vậy, tự học trong học tập là rất quan trọng. Vì sao vậy? Bởi kiến thức là bao la, vô tận đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự chủ động khám phá, tìm kiếm, không phải lúc nào cũng dựa dẫm, ỷ lại. Cuộc sống bao điều phong phú, mới lạ, chúng ta phải tự tạo lập cho mình một cách thức để khám phá mà không thể mãi đi theo lối mòn của mọi người được. Tự học là điều cần có và nên có ở mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không phải chờ đợi sự giải đáp thắc mắc từ một người nào, chúng ta hoàn toàn bằng khả năng của bản thân có thể tự mày mò. Nó khiến bộ não của chúng ta tư duy, dần dần trở thành một thói quen tốt, không thụ động trong việc khám phá tri thức. Từ đó tự học bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học cũng chính là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và đạt được thành công. Ai trong chúng ta chắc đều biết tới cậu bé Đỗ Nhật Nam, nhờ tinh thần tự học, tự mày mò, tìm hiểu những điều mới lạ, cậu học sinh nhỏ tuổi đã trở thành nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất của Việt Nam, được bạn bè trong nước và quốc tế thán phục, ngưỡng mộ. Học sinh có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Việc chia sẻ suy nghĩ của mình về nhà ở trong những dịp bão lũ là một chủ đề rất ý nghĩa. Dưới đây là một vài góc nhìn mà bạn có thể tham khảo và phát triển thành bài viết của riêng mình:
Những suy nghĩ về nhà ở trong cơn bão:
Để bài viết của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, bạn có thể:
Một số câu hỏi gợi ý để bạn suy nghĩ:
Chúc bạn viết được một bài văn hay và ý nghĩa nhé!