K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em sau khi đọc hai câu thơ sau:         Tôi trở về quê Bác làng Sen         Ôi hoa sen đẹp của bùn đenCâu 2: Cho bài thơ sau              khóc tổng cóc          Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!          Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.          Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,          Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!                                      (Hồ Xuân...
Đọc tiếp

Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em sau khi đọc hai câu thơ sau:

         Tôi trở về quê Bác làng Sen

         Ôi hoa sen đẹp của bùn đen

Câu 2: Cho bài thơ sau

              khóc tổng cóc

          Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
          Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
          Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
          Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!

                                      (Hồ Xuân Hương)

a; Chỉ ra những từ đồng âm trong bài thơ trên:

b; Hồ Xuân Hương dã sử dụng lối chơi chữ như vậy nhằm mục đích gì ?

Câu 3:Giải thích nghĩa của từ "chả" trong ngữ cảnh sau

       Trời mưa đất thịt trơn như mỡ

       Dò đến hàng nem , chả muồn ăn

Câu 4:So Sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa

Câu 5:Tìm ra và phân loại từ nhiều nghĩa và từ đồng âm trong các vi dụ sau:

a;

- Con cua tám cảng hai càng

- Càng về khuya, trời càng tối

b;

-Cơm dẻo, canh ngọt

- Một canh, hai canh, lại ba canh

  Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

c

- Sương in mặt, tuyết pha thân

- Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

- Mặt bàn đã bị nó vẽ bậy

1
8 tháng 11 2017

bạn ơi đây là toán không phải tiếng việt đâu nhé

6 tháng 3 2023

câu hỏi này chắc ko ai trả lời đc

 

 

28 tháng 5 2021

hàng râm bụt thắp lên lửa hồng 

Con bướm trắng lượn vòng 

chùm vải chín vàng ong sắc trời 

3 tháng 6 2021

Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...

Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.

Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.

Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?

Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...

Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.

Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.

Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.

Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.

Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.

Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.

Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.

Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.

Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.

Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.

 

13 tháng 3 2020

Bài 1 :

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm



Bài 2;

1, Hoàn cảnh sáng tác.

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.

2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".

   Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

   Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

   Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

   Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

   Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Bài 3 :

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.

Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.

Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.

Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .

Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .

Trung thu trăng sáng như gương:

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.

Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.

Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.

Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.

bài 4 :

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

chúc bạn học tốt

19 tháng 11 2017

  Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.

  Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.

  Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

 AND

                                                                             "Về thăm nhà Bác làng Sen

                                                                      Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

    Trong đoạn thơ trên tác giả  sử dụng từ thắp và vàng ong  để nói lên vẻ đẹp sâu sắc của bài thơ. Xét về các ý trong đoạn thơ được nêu trên những hình ảnh đẹp được tác giả liên tưởng tới đó là " hàng râm bụt thắp lên ngọn lửa hồng ; con bướm trắng lượn vòng và chùm ổi chín vàng. Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

Chúc bạn học tốt.

8 tháng 1 2022

Tham khảo!  Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

9 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nhìu nha.^^

13 tháng 11 2023

Em rất thích bài thơ ..... vì nó đã thể hiện hình ảnh thật đẹp của bông sen 

+ Cậu chỉ ra BPTT , nêu cảm xúc về h/ả đó 

+ Ca ngợi sức sống của bông sen , vẻ đẹ của bông sen

+ Ca ngợi phẩm chất của hoa sen 

KB : bài thơ đã để lại cảm xúc tuôn chảy trong tâm hồn cùng vs nhx dư vị cảm xúc

 

13 tháng 11 2023

Hoa sen là loài hoa quen thuộc, được người dân Việt Nam hết sức yêu quý. Trong bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen, hình ảnh tươi đẹp, thánh khiết của loài hoa này đã được khắc họa rõ nét. Ở câu thơ đầu tiên, nhà thơ khẳng định vị trí không gì sánh bằng của sen ở trong hồ. Để tới câu thơ thứ hai và thứ ba thì mới miêu tả vẻ đẹp của hoa sen từ ngoài vào trong, rồi lại từ trong ra ngoài. Xanh của lá, hồng của cánh hoa, vàng của nhị, màu nào cũng đẹp, cũng sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ tư, tác giả không chỉ miêu tả phẩm chất của loài hoa sen, mà còn mượn hoa sen để khẳng định vẻ đẹp của con người đất Việt. Đó là sự trong sạch, liêm khiết, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, làm xấu đi. Có lẽ chính bởi vì thế, mà tuy không chính thức, nhưng vẫn có rất nhiều người xem hoa sen là quốc hoa của Việt Nam ta.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

Giúp nhé , tham khảo thôi , đang cần gấpBài 1 : Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức tranh của em gái tôi "Bài 2 : Em hãy thưởng thức vẻ đẹp của sen trong một bài ca dao Việt Nam :Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh , bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chả hôi tanh mùi bùn a) Tìm hiểu trình tự tả , cách tả 1 bông...
Đọc tiếp

Giúp nhé , tham khảo thôi , đang cần gấp

Bài 1 : Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức tranh của em gái tôi "

Bài 2 : Em hãy thưởng thức vẻ đẹp của sen trong một bài ca dao Việt Nam :

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh , bông trắng lại chen nhị vàng 

Nhị vàng bông trắng lá xanh 

Gần bùn mà chả hôi tanh mùi bùn 

a) Tìm hiểu trình tự tả , cách tả 1 bông sen , rồi cả đầm sen của bài ca dao ?

b) Viết cảm nghĩ , phân tích bài ca dao bằng 1 đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu 

Bài 3 : Dế Mèn , nhân vật chính trong truyện " Dế Mèn phiêu lưu ký " của nhà văn Tô Hoài , do bày trò trêu trọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt .

Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số .

Giúp đc bài nào thì giúp , cần nhanh

0