K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

bai nay lam nhu sau:noi len ve de thieng leng cua nhan dan ta va noi len su trong trang cua nhan dan minh.Neu hay cho minh mot thi bai nao minh cung giai duoc minh la con cua tien si day dung lo da co minh day anh yeu em

22 tháng 2 2018

a.Từ trong ra ngoài

b.Chứng tỏ rằng hoa sen rất trong khiết, thơm tho

a, Trình tự tả từ ngoài vào trong . Miêu tả nhị của hoa sen, lá,...

b,  Liet kê : lá xanh, bôngbông trắng nhị vàng
-> Nhấn mạnh vẻ đẹp hoa sen
- Ẩn dụ : câu cuối
->Nhằm nói đến những đức tính cao đẹp của người Việt Nam dù có khó khăn nhưng vẫn không cam chịu số phận mạnh mẽ vượt qua

c, Bài ca dao không chỉ đơn giản là vẻ đẹp của loài hoa sen mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Từ bông sen của thiên nhiên, của đầm lầy ta liên tưởng đến bông sen của biểu tượng. Bông sen cũng chính là hình ảnh của con người Việt Nam với tâm hồn trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Mượn hình ảnh hoa sen để đề cao vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến  mỗi con người trong cuộc sống. Giống như hoa sen luôn tỏa hương giữa bùn lầy, con người Việt Nam đứng trước bao gian khổ trong cuộc chiến chống ngoại xâm cũng luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn, không đầu hàng bọn xâm lược. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là phẩm chất của mỗi con người cần có trong cuộc sống.

Hok tốt !!!

T mik nha !

b, Việt Nam có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú và giàu có, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thể loại ca dao, người Việt Nam xưa thường mượn những lời ca, câu hát để thể hiện cảm xúc, tâm tình về lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa, và đôi khi cũng dùng những câu ca dao để thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, một trong những bài ca dao tiêu biểu như vậy có thể kể đến bài ca dao về loài hoa sen.

Là người Việt Nam, có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng một lần nghe về bài ca dao về sự thuần khiết, thanh bạch của loài hoa sen, đó không đơn thuần là bài ca dao về đặc điểm, hình dáng của một loài hoa, mà đó còn là hình ảnh biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao này đã khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, đó chính là lối sống thanh bạch, không dễ dàng bị chi phối bởi hoàn cảnh sống xung quanh, dù có những tiêu cực trong môi trường sống nhưng người Việt Nam vẫn kiên định giữ gìn được sự trong sạch trong phẩm chất, không bị đồng hóa, làm thay đổi theo hướng tiêu cực. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về con người Việt Nam là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo của các tác giả dân gian, bởi hoa sen là loài hoa đẹp, đặc tính sinh học có nó có những nét tương đồng với tính cách của con người Việt Nam.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian đã giới thiệu về loài hoa sen trong sự nổi bật, tiêu biểu nhất. Đây có thể là một hình ảnh thực về môi trường sống của loài hoa sen, hoa sen là loài thực vật có hoa sống trong các đầm lầy, và trong thực tiễn của cuộc sống, hoa sen cũng là loài hoa đẹp nhất, tiêu biểu nhất sống trong các đầm lầy. Cách so sánh của tác giả dân gian đã nhấn mạnh đến vẻ đẹp của loài sen. Đó cũng chính là những cảm nhận của tác giả dân gian về con người Việt Nam, đó là những con người không chỉ đẹp trong phẩm chất mà còn đẹp trong lí tưởng, tinh thần.

“Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”

Sau khi giới thiệu về bông hoa sen bằng nhận định mang hàm ý khẳng định thì tác giả dân gian đi đến miêu tả về đặc điểm của bông hoa sen. Hoa sen là một loài hoa đẹp, tiêu biểu cho đất nước Việt Nam, vẻ đẹp tuy bình dị nhưng không kém phần rực rỡ, kiêu sa. Lá sen xanh, tròn mặt lá nhẵn mịn, bông sen trong bài ca dao này mang sắc trắng thuần khiết, nhị vàng. Sự kết hợp độc đáo, hài hòa về màu sắc đã tạo ra một ấn tượng đặc biệt cho người nghe, người đọc về vẻ đẹp của bông sen. Trong tương quan với con người Việt Nam, nó gợi ra vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là diện mạo mà còn là đức tính cần cù, thương yêu, đoàn kết của con người Việt Nam. Đó là một vẻ đẹp mang tính toàn diện.

“Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Đến câu thơ thứ tư, tác giả dân gian một lần nữa lặp lại ý của câu thơ thứ hai nhưng trật tự ý của câu thơ đã bị đảo ngược, nhị vàng được đặt ở đầu câu như muốn nhấn mạnh về vẻ đẹp về tâm hồn của con người Việt Nam, đó chính là điều đáng quý, đáng trân trọng nhất. Từ việc miêu tả vẻ đẹp dung dị, rực rỡ của bông hoa sen cũng như nhấn mạnh vẻ đẹp trong phẩm chất, tâm hồn của người Việt Nam, tác giả đã đi đến khẳng định mạnh mẽ hơn nữa về một phẩm chất của người Việt Nam.

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen mọc trong những đầm lầy, sôi sôi và phát triển trên những tấc bùn tanh hôi, nhưng điều đáng quý ở hoa sen, đó là nó không hề bị ảnh hưởng, vẫn mang vẻ đẹp của riêng mình, một hương thơm thanh mát, dễ chịu. Nói đến đặc điểm sinh học này của hoa sen, tác giả dân gian muốn nói đến phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó chính là sự thích nghi với môi trường sống nhưng không bị những cái tiêu cực của môi trường sống ấy tác động, làm thay đổi con người. Dù hoàn cảnh sống có khắc nghiệt thì con người Việt Nam vẫn tự hào ngẩng cao đầu với phẩm chất cao đẹp của mình.

Như vậy, mượn hình ảnh của bông hoa sen, tác giả dân gian đã kín đáo thể hiện sự tự hào của mình về con người Việt Nam, đó là những con người đẹp từ tâm hồn đến phẩm chất.

Nét trong sáng cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời được ca ngợi là chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao vô giá. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen 
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng 
Nhụy vàng bông trắng lá xanh 
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

   Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bóng sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đong. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở “trong đầm”. Đầm lầy càng u tối, thối tha thì bông hoa càng đẹp đẽ, sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Sống trong sạch từ bao đời là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam. Nó trở thành đạo đức, nhân cách, được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, những nhà nho, trí thức đã quan niệm “giấy rách phải giữ lấy lề” để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô trương trình bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống theo kiểu “gần mực thì đen” thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quý giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của “Lão Hạc”, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bợn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu, trong một đêm “nhà ngói như nhà tranh” chị đã vùng chạy ra trong đêm tối đen như “tiền đồ của chị” để giữ lấy tiết hạnh, lòng thủy chung với chồng con. Và ta càng không thể quên được lời tha thiết, xót xa, nức nở của “con cò” ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời.

“Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”

Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào, trở thành những đóa sen thơm ngát giữa đầm.

Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình, nhắm mắt sa chân vào con đường đen tối. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ được bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đóa hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bầy, lọc lừa họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đóa hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bổ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những “lối mòn” quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt; không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã một phần tiếp tục phát huy di sản này.

   Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng.

2 tháng 3 2021

I.Mở bàiSau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùngII.Thân bài-Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh+Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ+Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên+Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi-Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu-Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.-Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.-Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.III.Kết bài-Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời-Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

2 tháng 3 2021

thank you very much!

29 tháng 11 2021

Tham khảo :

 

      Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã  được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                              Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh                          

                      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.                        

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời

 

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.

Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.

Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

29 tháng 11 2021

đoạn văn chứ đâu phải viết cả 1 bài văn dài như kia đâu :))

 

14 tháng 3 2019

Tôi là Dế Mèn , khi đã nhìn thấy chị cốc mổ Dế Choắt  tôi thấy thực sự rất sợ hãi và nhát gan tôi , đã không thú với chị cốc rằng chính tôi đã trêu chị  và đã làm oan cho Dế Choắt . khi nhìn Dế Choắt  chết thảm thương , tôi vô cùng ân hận và xấu hổ . Câu chuyện ấy làm cho tôi ghi nhớ suốt .