Kể chuyện đời thường ( kể sự đổi mới ở quê em)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài
Giới thiệu chung người em muốn kể ( Tên, tuổi, quê quán, mối quan hệ với em…)
Thân bài
- Miêu tả chung về đặc điểm ngoại hình của ông:
+ Miêu tả mái tóc, đôi mắt, giọng nói
+ Tình trạng sức khỏe
- Sở thích của ông
+ Thích chăm sóc cây cảnh
+ Thường trả lời những câu hỏi của em
+ Chơi cờ tướng cùng bạn của ông
- Tình cảm của ông dành cho con cháu
+ Luôn dạy dỗ con cháu sống thật thà, yêu thương
+ Quan tâm tới việc học của các cháu
+ Thường kể chuyện cho cháu nghe
+ Ông làm gương cho con cháu noi theo
- Kỉ niệm đáng nhớ về ông
Kết bài: Nêu lên tình cảm với người ông yêu quý của mình
Bn thảm khảo nhoa :3
Quê hương -hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.
Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.
Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn.
Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát "quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây.."
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Bạn tham khảo nha (^_^) chúc bạn học tốt(*^@^*)
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết.
Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.
Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
đề 5 kể về 1 người thân của em.
I. Mở bài: giới thiệu về người mẹ của em
Ví dụ:
Gia đình em bao gồm 4 thành viên, mọi người đều rất yêu thương và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhưng người mà luôn hi sinh và yêu thương gia đình nhiều nhất chính là mẹ của em. Mẹ là người chăm sóc em từng li từng tí và luôn đồng hành cùng em trên mọi chặng đường.
II. Thân bài: Kể về mẹ của em
1. Kể bao quát về mẹ của em
- Mẹ em năm nay 44 tuôi
- Mẹ em là một người nội trợ của gia đình
- Mẹ em rất yêu thương và chăm sóc gia đình
2. Kể chi tiết về mẹ của em
a. Kể về ngoại hình của mẹ em
- Mẹ em rất xinh đẹp
- Mẹ em có mái tóc dài đen óng ả
- Khuôn mặt mẹ ốm
- Đôi mắt mẹ long lanh
- Mũi mẹ cao
- Miệng mẹ luôn cười chum chím
- Mẹ có dáng người thấp nhỏ
- Mẹ hay mặc đồ kín đáo và chừng mực
b. Kể về tính tình của mẹ em
- Mẹ em rất hiền
- Mẹ dịu dàng
- Mẹ luôn thương yêu và giúp đỡ mọi người
- Mẹ được mọi người yêu mến và thương yêu
c. Kể về hoạt động của mẹ em
- Mẹ em làm công việc nội trợ
- Mỗi ngày mẹ đi chợ, mẹ nấu ăn, giặt đồ,…
- Mẹ có nuôi một đàn gà
- Mẹ chăm sóc thửa rau bên nhà
- Mẹ tất bật với mọi công việc
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mẹ kính yêu
Ví dụ:
Mẹ em là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, vất vả chăm sóc gia đình, nuôi nấng chúng em. Vì vậy em sẽ luôn nghe lời mẹ, học tập thật giỏi để không bao giờ làm phiền lòng mẹ
A.Mở bài: (0,5 điểm )
- Giới thiệu khái quát về quê em và sự đổi mới.
Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ của em đã gắn bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương em đã có sự đổi khác và mới mẻ - những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê em.
B. Thân bài:(9 điểm )
1. Quê em trước đổi mới(0,5 điểm )
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất, nhỏ, đầy bùn….
- Trường học: lụp xụp, bất tiện, mái ngói cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ, ích hàng hóa, ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ.
- Làm ruộng là chủ yếu.
- Thu nhập rất thấp.
- Trẻ em không được đến trường, phải nghỉ học sớm, lâm vào tệ nạn xã hội;….
2 Quê em sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại.
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt.
- Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tinh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn.
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn.
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
C. Kết bài: (0,5 điểm )
- Nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
+ Quê em có rất nhiều đổi mới.
+ Em rất yêu quê em.
+ Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn.
“ Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng chiều bay…”
Qua những câu hát đó trên đài truyền thanh xã đã làm lòng em xao xuyến, thương mến quê hương em vô hận.
Mỗi người ai cũng có quê hương, mặc dù quê hương em không đẹp bằng quê hương của những bạn khác, nhưng nó lại là nơi chôn rau cắt rốn của em, nơi mà những buổi trưa mẹ đã cất tiếng ru cho em đi vào giấc mơ của tuổi thơ. Theo sự phát triển và đổi mới của đất nước, quê hương của em cũng được đổi mới theo, bóng dáng của quê hương Hà Đông của em cũng dần dần đi sâu vào dĩ vãng, thay vào đó là một không khí sôi nổi của các công tình lớn, nhỏ đang được xây dựng. Quê hương em như được thay một chiếc áo mới. Còn đường của làng em trước đây nó bị lầy lội, bản thỉu bởi những trận mưa rào thì bây giờ nó đang khác rồi. Nó được đổ bể tông cao hơn. Quê hương em cái năm ấy nó như mùa xây dựng vậy. Những dãy nhà được xây nằm sát nhau ở hai bên đường, không khí trong thôn, trong xóm như được vui hẳn lên. Các ngôi trường cũ cách đây hàng trục năm thì bây giờ nó cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó đã được dỡ bỏ vào thay vào đó là những ngôi tường mới, khang trang, sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho chúng em, xung quanh là tường vôi trắng xóa, học sinh đi học dường như đông hơn.
Càng tuyệt vời hơn quê hương em đã có điện,điện được dòng dây và tới mọi nhà, ban đêm ánh đèn, đường làng sáng rực lên trông rất đẹp. Nhà nào cũng có tivi cũng có đài và điều kiện của mọi họ gia đình cũng được nâng cao. Chính vì thế mà đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người ở quê hương em đã được thay đổi và nâng cao.
Dù mai sau, em có đi đâu thì em sẽ nhớ mãi về hình ảnh quê hương của em:”cái ngày đổi mới ấy “.
Sau khi chấm dứt chiến tranh, đất nước của chúng ta ngày càng phát triển. Đi kèm với sự phát triển của đất nước là sự phát triển của từng tỉnh, thành phố. Trong đó có một thành phố là quê ngoại của em: Thành phố Hoa Phượng Đỏ.
Em đã được nghe ông kể nhiều về những thời kì còn xảy ra chiến tranh, thời đó khốc liệt và nguy hiểm lắm, cuộc sống của mọi người cũng ko thể so với thời nay được. Dù ko được chứng kiến, nhưng khi được ông em kể lại thì em vẫn cảm thấy rất sợ. Ông kể ngày trước thành phố ta hay bị đánh bom lắm, nguyên nhân chính là do thành phố ta là hải cảng. Nên nếu phong tỏa được Hải Phòng thì mọi sự tiếp viện sẽ ko vận chuyển được. Chỉ cần một trận dội bom của máy bay, thì cả một tuyến phố, một khu nhà sẽ bị san phẳng. Mọi công trình mà ta cố gắng xây dựng, cố gắng giữ gìn đều tan biến chỉ trong một trận bom.
Nhưng những địa điểm mà ông em kể bị tàn phá thời trước thì ngày nayđều đã được xây dựng thành những khu nhà cao tầng, những công ty xí nghiệp phát triển. Hải Phòng ko chỉ là một thành phố phát triển về hải cảng mà còn là một thành phố với các khu công nghiệp lớn, những doanh nghiệp nước ngoài. Từ khi có những doanh nghiệp này, rất nhiều người công nhân đã có việc làm, cuộc sống của người dân trở nên khá hơn nhiều. Em còn nhớ hồi trước nhà em có một cái ti vi đen trắng nhưng bây giờ đã được thay bằng ti vi màu và màn hình phẳng, những khu nhà cấp bốn cũ, sập xệ nay đã bị phá bỏ và thay vào là những khu nhà cao tầng và có nội thất rất tiện nghi.
Ko những thế, những khu thương mại và mua sắm lớn trên cả nước đều đặt chi nhánh tại Hải Phồng như: BigC, SamSung, Sony,....Những cửa hang, cửa hiệu, những khu chợ mua sắm cũng đều thu hút mọi người dến đông đảo.Ko chỉ những khu công nghiệp mà thành phố em còn có những dự án tu sửa những con đường và nhiều nơi khá nữa. Được thiên nhiên ưu ái ban cho những bãi biển cát vàng, Hải Phòng tập trung vào phát triển du lịch biển, thu hút rất nhiều khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Quê hương em từng ngày, từng ngày để có thể đổi mới một cách toàn diện hơn. Ko chỉ là phát triển cơ sở, vật chất mà còn phải phát triển sao cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Em yêu quê hương em lắm, em hứa em sẽ học thật giỏi để đem công sức nhỏ bé của mình để góp phần cho công cuộc xây dựng quê hương em ngày càng phát triển hơn nữa.
Sự đổi mới ở quê em trong vệ sinh đường phố
Hình ảnh các đường phố, ngõ hẻm của phường em ngập ngụa trong rác bẩn, người người chen chúc ở trong xóm trọ chật chội. Đó chính là hình ảnh của phường em ở hai năm trước đây. Giờ đây, nếu bạn có dịp ghé đến phường mười hai, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy một cảnh quan sạch đẹp, quang đãng và văn minh hơn nhiều.
Em được nghe bố mẹ kể rằng, Ủy ban Nhân dân và các tổ dân phố đã họp dân cảnh báo về tình trạng dơ bẩn, thiếu vệ sinh trong đời sống cộng đồng. Phong trào vệ sinh đường phố bắt đầu. Cứ hai tuần một lần, mồi hộ nhà dân cử một lao động cùng cả khu phố dọn dẹp vệ sinh dưới sự chỉ đạo của tố trưởng dân phố.
Đoàn thanh niên xung kích dọn sạch các đống rác ở những nền nhà trống, chỗ được xem là bãi rác hoang mà mọi người đổ rác một cách vô ý thức. Các cô chú tổ an ninh kiểm tra ngặt hộ khẩu, đăng kí tạm vắng, tạm trú và theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh trong phường. Đường phố như được khoác một cái áo mới, gọn gàng, sạch đẹp và văn minh hơn.
Đại lộ Quang Trung, con đường chính chạy ngang phường lúc nào cũng sạch như ngày Tết. Hàng hoá của các tiệm buôn bày biện gọn gàng, không còn hàng rong, hàng quán lấn chiếm lòng lề đường. Tệ nạn hút chích, cướp giật đã giảm đi nhanh chóng. Mọi người dân đều có ý thức trật tự văn minh hơn trước.
Sự thay đổi tốt hơn của phường em góp thêm thành tích cho việc xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, lịch sự. Em mong muốn phường em giữ vững được nếp sống mới tốt đẹp này đổ mọi người dân yên tâm sinh sống, làm việc.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.