K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

Nội dung chính của bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ( Lí Bạch ) là :
Nỗi buồn cô đơn của Lí Bạch khi ngắm trăng mà không có bạn
Tình yêu thiên nhiên , yêu trăng thắm thiết của Lí Bạch
Tình yêu quê hương sâu sắc của Lí Bạch trong đêm trăng thanh tĩnh nơi đất khách
Nỗi tiếc nuối của Lí Bạch khi ngắm trăng mà không có rượu và bạn

5 tháng 11 2017
Bài thơ đư ợc làm theo hình th ức c ổ th ể ng ũ ngôn tuy ệt cú. Cái t ự do c ủa hình th ức th ể hi ện (so v ới Đư ờng lu ật thì c ổ th ể không b ị nh ững quy t ắc ch ặt ch ẽ v ề niêm, lu ật và đ ối ràng bu ộc) t ỏ ra r ất có hi ệu qu ả khi di ễn đ ạt m ạch c ảm xúc t ự nhiên. Tuy th ế, tác gi ả c ũng đ ã s ử d ụng phép đ ối r ất đ ắc đ ịa ở hai câu cu ối: Ng ẩng đ ầu / Cúi đ ầu, nhìn trăng sáng / nh ớ c ố hương . Nguyên tác cho th ấy đây là c ặp đ ối r ất ch ỉnh, v ề m ặt t ừ lo ại: đ ộng t ừ / đ ộng t ừ ( c ử đ ầu / đê đ ầu , v ọng / tư ), tính t ừ / tính t ừ ( minh / c ố ), danh t ừ / danh t ừ ( nguy ệt / hương ). V ề m ặt ý ngh ĩa, c ặp đ ối t ạo thành s ự sóng đôi: C ảnh / tình (trăng / quê hương). S ự sóng đôi này chính là c ấu t ứ c ủa bài thơ. C ảnh g ợi tình, trăng g ợi nh ớ quê hươn g, r ồi đ ến lúc con ngư ời chìm đ ắm trong n ỗi nh ớ, trăng th ấm đ ẫm vào h ồn. Cái cúi đ ầu như l ặng l ẽ, như bu ồn t ủi... Bài thơ ng ắn ch ỉ g ồm hai mươi ch ữ mà có t ới 5 đ ộng t ừ: Nghi (ng ỡ), c ử (ng ẩng), v ọng (nhìn), đê (cúi) và tư (nh ớ). Th ực ra n ếu theo dõi th ứ t ự c ủa b ốn đ ộng t ừ này, chúng ta có th ể nh ận ra m ạch c ảm xúc c ủa bài thơ. B ốn đ ộng t ừ đ ều b ị ư ợc đi ch ủ th ể hành đ ộng nhưng có th ể d ễ dàng kh ẳng đ ịnh, ch ủ th ể tr ữ tình, ch ủ th ể hành đ ộng ở đây chính là tác gi ả. Năm đ ộng t ừ t ạo thành m ột m ạch c ảm xúc v ận đ ộng r ất nhanh, có th ể hi ện th ực hoá l ại b ằng văn xuôi như sau: nhân v ật tr ữ tình (nhà thơ) t ỉnh d ậy (ho ặc đang mơ màng ng ủ) thì nh ận ra ánh sáng đang l ọt qua khe c ửa, ng ỡ ngàng vì không bi ết là sương hay là trăng, nhà thơ ng ẩng lên như là m ột hành đ ộng đ ể mà xác nh ận. Nhưng r ồi chính cái kho ảnh kh ắc ng ẩng đ ầu kia l ại g ợi v ề trong lòng tác gi ả n ỗi ni ềm c ủa ngư ời xa x ứ. Hành đ ộng cúi đ ầu như là đang c ố nén đi cái c ảm xúc mãnh li ệt đang trào dâng. T ĩnh d ạ t ứ v ới nh ững t ừ ng ữ gi ản d ị mà tinh luy ện.B ài thơ đ ã th ể hi ện m ột cách nh ẹ nhàng mà th ấm thía tình quê hương c ủa m ột ngư ời s ống xa nhà trong đêm trăng thanh t ĩnh
9 tháng 9 2018

- “Tĩnh dạ tứ” thể hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh "vọng nguyệt hoài hương"..

- Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể, câu có 5 hoặc 7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật, đối ràng buộc.

13 tháng 10 2019

Qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, ánh trăng trong đêm đã gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết trong tâm hồn của người con xa quê, lâu chưa có dịp trở về. Trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng rọi sáng đầu giường khiến nhà thơ như bừng tỉnh và ánh trăng ấy bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Ánh sáng ấy mờ ảo, vừa thực mà vừa như mơ. Phải chăng nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Và từ nhìn xuống mặt đất, tác giả ngẩng đầu nhìn lên trời khuya ngắm ánh trăng sáng. Trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn đoàn tụ, cho sự thanh bình nên nỗi nhớ quê hương như ùa về trong tâm trí thi nhân. Hình ảnh vầng trăng trên cao, lặng lẽ trong đêm khuya đã gợi nên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn thương bởi nhớ quê mà chẳng về thăm quê. Bởi vậy, vầng trăng trên cao cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

15 tháng 4 2019

Đáp án

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

   - Giá trị nội dung: phán ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. (1đ)

   - Nghệ thuật: áng văn nghị luận đặc sắc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, rõ ràng. Kết hợp hài hòa giữa lí và tình, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ. (1đ)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 7 2019

1. Nội dung: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự lực tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

2. Nghệ thuật:

- Đây không chỉ là một văn kiện lịch sử thể hiện tại năng của vị vua anh mình mà còn có sức thuyết phục mạnh mẽ bởi: nêu đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.