tìm và nêu tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong đoạn thơ trên :
" Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."
help me :(
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ẩn dụ :
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
Tác dụng : Đây là phép ẩn dụ, ý nói thuyền là người con trai và bến là người con gái . Sự nhớ mong chờ đợi của người con gái đối với chàng trai khi xa nhà xa quê hương
Hoán dụ :
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Tác dụng : Đây là phép hoán dụ , là câu nói quen thuộc của Bác Hồ nói về việc rèn luyện , đạo đức con người
BPTT:
+ Hoán dụ "hai bàn tay"
Phân tích tác dụng: thể hiện nên việc những hành phúc muốn có được khi trưởng thành đều phải là do sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực, ý chí cầu tiến của bản thân ta mà đạt lấy. Qua đó câu thơ thêm đặc sắc hình ảnh, tăng giá trị nội dung, giá trị gợi hình gợi cảm xúc chân thật hấp dẫn đọc giả hơn.
Tham khảo
- So sánh: + Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng
+ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
- Nhân hóa: + cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: + Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tác dụng: Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu
"Anh đội viên mơ màng
Như nằm trông giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
\(\rightarrow\)sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên.
Biện pháp tu từ ẩn dụ : Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng : Chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt.
Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:
"Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.
Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." là một bài thơ rất hay, tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ. Quả vậy, thơ Nguyễn Duy đẹp như ca dao, đậm đà như dân ca, man mác như lời hát ru.
Câu trả lời hay nhất: tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ
tk mik nha
Biện pháp ẩn dụ trong 2 câu thơ trên là " mặt trời"
- Tác dụng của biện pháp ẩn dụ đó là :
Tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước để nâng cao giá trị hình tượng so sánh . Mặt trời biểu tượng cho chân lí , cho sự ánh sáng vĩnh cữu tất yếu của cuộc sống . Tác giả ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cữu ấy . Qua đó thể hiểu được đối tượng mà nhà thơ so sánh . Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của tác giả đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ.
Học tốt!
- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:
+ Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” ám chỉ việc tình yêu tan vỡ.
+ So sánh, ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.
+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”
Biện pháp tu từ ẩn dụ :lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng: chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt,
Biện pháp tu từ ẩn dụ : Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
Tác dụng : Chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt.
Biện pháp ẩn dụ: "Đất nghèo" và "đất đen".
Tác dụng của biện pháp ẩn dụ:
Tăng cường ý nghĩa và sức biểu cảm: "Đất nghèo" và "đất đen" không chỉ đơn thuần mô tả sự nghèo nàn về vật chất mà còn tượng trưng cho những khó khăn, thử thách mà những anh hùng phải trải qua. Sự ẩn dụ này làm nổi bật phẩm chất kiên cường và tinh thần bất khuất của những người đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt.
Nhấn mạnh hình ảnh và cảm xúc: "Đất nghèo" ẩn dụ cho hoàn cảnh khó khăn, "đất đen" ám chỉ sự tăm tối, đau thương. Cả hai hình ảnh này kết hợp để nhấn mạnh sự kiên trì và lòng quả cảm của những anh hùng trong hoàn cảnh đầy cam go, đồng thời làm nổi bật quá trình vượt qua gian khổ để đạt được chiến thắng và hòa bình.
Gợi mở ý tưởng và giá trị: Ẩn dụ giúp người đọc suy ngẫm sâu hơn về giá trị của sự hy sinh và chiến đấu vì lý tưởng. Nó không chỉ là mô tả những cuộc chiến vật lý mà còn là cuộc chiến nội tâm, thể hiện qua sự thay đổi từ "súng gươm" sang "hiền như xưa", phản ánh sự chuyển mình từ chiến tranh sang hòa bình.