Các bạn cho mình hỏi những cản trở của chế độ kiến đối với sự phát triển Kinh tế tư bản chủ nghĩa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Khi vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã coi thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước là điều kiện cần thiết để chuyển sang chủ nghĩa xã hội ở một nước tiểu nông như nước Nga. Ông đã chỉ rõ vai trò đặc biệt và vị trí cần thiết của thành phần kinh tế này đối với nền kinh tế nước Nga: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước ta… Chủ nghĩa tư bản nhà nước không có gì là đáng sợ đối với Chính quyền Xô viết, vì nước Xô viết là một nước mà trong đó chính quyền của công nhân và nông dân nghèo đã được bảo đảm”. Tuy nhiên, do tàn tích của phương thức sản xuất phong kiến, kèm theo sự kìm chặt của chế độ quân chủ nên đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nga.
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì?
A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất là trong thủ công nghiệp.
Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?
A. Quý tộc mới
B. Tư sản và vô sản
C. Tư sản và tiểu tư sản
D. Tư sản và thợ thủ công
Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?
A. Sản xuất thủ công nghiệp
B. Sản xuất nông nghiệp
C. Sản xuất và chế biến thủy tinh
D. Sản xuất len dạ
Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?
A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.
D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.
Câu 5: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?
A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.
B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Anh.
C. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 6: Khi nước Anh trở thành Cộng hòa. Quyền lợi tập trung ở giai cấp nào?
A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến
B. Tư sản và nông dân
C. Quý tộc mới và tư sản
D. Quý tộc mới, nhân dân
Câu 7: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?
A. Quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng
B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.
Câu 8: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.
B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.
D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tư sản.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.
Câu 10: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?
A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.
B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
Câu 11: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu
B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp
C. Ruộng đất bị bỏ hoang
D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên
Câu 12: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?
A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.
B. Nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.
D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 13: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ là gì
A. Do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa B. Do Chính quyền TD Anh ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản Bắc Mĩ
C. Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam
D. Do sự tranh giành thuộc địa Bắc Mĩ giữa thực dân Anh và thực dân Pháp
Tham khảo
* Cách mạng tư sản Anh
- Nguyên nhân:
+ Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.
=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.
+ Hình thức: nội chiến
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến
* Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Nguyên nhân:
+ Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.
+ Nguyên nhân trực tiếp: sự kiện chè Bô-xtơn.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.
+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống
* Cách mạng tư sản Pháp:
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Chế độ kiến (hay chế độ phong kiến) đã từng là một giai đoạn lịch sử quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó dần trở thành một hệ thống lỗi thời và tạo ra nhiều cản trở cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dưới đây là một số cản trở chính:
1. Hệ thống sở hữu ruộng đất cứng nhắc:
Phân tán, manh mún: Ruộng đất dưới chế độ phong kiến thường bị phân tán và manh mún, thuộc về nhiều lãnh chúa và địa chủ nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn, vốn là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.
Phụ thuộc vào địa tô: Nền kinh tế phong kiến chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với nông dân phải nộp địa tô cho địa chủ. Điều này hạn chế tích lũy vốn của nông dân và cản trở sự phát triển của các ngành nghề khác.
2. Thiếu tự do kinh tế và cạnh tranh:
Đặc quyền phong kiến: Giới quý tộc và tăng lữ được hưởng nhiều đặc quyền về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng và hạn chế sự năng động của thị trường.
Hạn chế di chuyển: Nông dân thường bị ràng buộc với ruộng đất và lãnh chúa, khó di chuyển đến các khu vực có cơ hội việc làm tốt hơn.
3. Thiếu đầu tư cho giáo dục và khoa học kỹ thuật:
Ưu tiên cho tôn giáo và quân sự: Chế độ phong kiến thường tập trung vào tôn giáo và quân sự, dẫn đến sự thiếu đầu tư cho giáo dục, khoa học và công nghệ, những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế tư bản.
Kiến thức hạn chế: Giới nông dân chiếm đa số thường ít được tiếp cận với giáo dục và kiến thức mới.
4. Hệ thống chính trị tập quyền, quan liêu, bảo thủ:
Chậm thích nghi: Quyết định kinh tế thường bị chi phối bởi lợi ích của tầng lớp thống trị, không phản ánh nhu cầu của thị trường và cản trở sự đổi mới.
Kết luận:
Chế độ phong kiến với những đặc trưng như hệ thống sở hữu ruộng đất cứng nhắc, thiếu tự do kinh tế, thiếu đầu tư cho giáo dục và khoa học kỹ thuật, hệ thống chính trị tập quyền, quan liêu đã tạo ra nhiều rào cản cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản là một bước tiến tất yếu của lịch sử, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và tiến bộ xã hội.