có mấy loại từ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1
từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa.
có 2 loại từ ghép đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
vd : sông núi , quần áo , xanh ngắt, nụ cười
câu 2
Từ láy là từ trên hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa
có 2 loại từ láy đó là từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ
vd : lao xao , liêu xiêu , xa xa , xanh xanh
- Từ mượn là những từ ta vay mượn của ngôn ngữ khác để biểu thị sự vật, hiện tượng,.. mà tiếng Việt không có hoặc chưa có.
Trong tiếng việt có hai loại danh từ , đó là danh từ chung và danh từ riêng
Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
Bn tham khảo nha
Gồm hai loại:
1. TỪ ĐƠN
Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…
2. TỪ GHÉP
Từ ghép là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.VD: ông bà, ăn uống...
Bn tham khảo nha
Đáp án: A
→ Có 2 loại đại từ chính: Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
(5 điểm )
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
+ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định , nó kết hợp với các từ không, chưa.
- Có 2 loại câu trần thuật đơn không có từ là:
+ Câu miêu tả:
Ví dụ: Bông hoa hồng rực rỡ như một nàng tiên.
+ Câu tồn tại:
Ví dụ: Đằng cuối bãi, hai cô nàng xinh đẹp tiến lại
Thực từ bao gồm:
1. Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng.
2. Động từ: Là từ dùng để chỉ hành động của vật, việc, hiện tượng.
3. Tính từ: Là từ dùng để chỉ tính chất của vật, việc, hiện tượng.
4. Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng.
5. Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng.
6. Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng.
Hư từ bao gồm: ( Dễ quên và nhầm lẫn nên Mr.Thai cho thêm ví dụ nhé! )
7. Quan hệ từ: Là từ dùng để nối các từ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ hoặc các câu ấy với nhau. DV: nhưng, mà, của, nên, như, với, ... Bố mẹ rất lo lắng cho con. (Quan hệ từ: "Cho")
8. Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. VD: đã, không còn, cũng sắp,.. trong câu: đã vui thì không còn nhớ nhiệp vụ nghĩa là cũng sắp tới lúc mất việc!
9. Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. DV: ( chú ý khó phân biệt )
- Chính nó đã nói với tôi điều đó .( Trợ từ: "Chính")
- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm tắt đèn. ( Tính từ: "Chính")
- Nó đưa cho tôi những 10 000 đồng .(Trợ từ: "Những")
- Nó đưa cho tôi những đồng tiền cuối cùng.(Số từ: "Những")
- Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa.(Trợ từ: "Cả")
- Ao sâu nước cả khôn chài cá. ( Tính từ: "Cả" )
10. Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. VD:
Ôi trời! Mấy cái từ loại này thật làm tôi đau đầu quá bà con à! (Thán từ: "Ôi trời")
tk nhoa bạn học tốt ! :)
Nguyễn Trọng Minh Vũ
có 5 loại từ
+ Danh từ
+ Động từ
+ Tính từ
+ Trạng từ
+ Hư từ