Viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giới thiệu về nhân vật truyền thuyết trong đó có sử dụng 2 từ láy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Tham Khảo:
Sách là người bạn đồng hành quen thuộc với con người. Trong suốt sự học cả đời của mỗi người, sách chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một trong những cuốn sách đến với chúng ta đầu tiên khi còn đi học là sách giáo khoa. Nói về sách giáo khoa, bạn biết gì về sách Ngữ văn 8 tập 1 mà chúng mình vẫn học?
Sách Ngữ Văn 8 – Tập 1 là một trong bộ sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chính cho môn Ngữ Văn lớp 8 trong học kỳ một. Nhà xuất bản Giáo dục phát hành sách dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần qua các năm để thay đổi phù hợp hơn với chương trình học. Sách ra đời có nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Đó là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm trên cả nước. Nổi bật trong số đó phải kể đến Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn)...Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận.
Sách gồm 176 trang, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện, dễ nhìn. Bên trong sách bao gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa. Bao bọc lấy cả cuốn sách là bìa. Bìa trước nổi bật dòng chữ Ngữ Văn 8, tập 1 được tô màu xanh dương trên nền bìa hồng phấn. Với kích tước các chữ cái và màu sắc hài hòa, bìa sách dễ gây ấn tượng, phug hợp với tuổi khám phá mộng mơ của lứa tuổi học trò. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh đầy sinh động. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Bên phả phía cuối bìa là Logo Nhà xuất bản Giáo dục.
Bìa sau của sách có nền trắng đơn giản. Phía trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc và chất lượng sách. Phía dưới in tên các loại sách thuộc các môn học trong chương trình lớp 8 bằng màu đen: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…). Góc phải dưới cùng dán tem đảm bảo và giá bán. Góc trái là mã vạch sản phẩm. Cả cuốn sách trang tri đơn giản mà rất sinh động.
Sách Ngữ Văn 8 tập 1 là quyển sách nối tiếp từ lớp 6, lớp 7 với hệ thống 17 bài, tương ứng với 17 tuần học. Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ cung cấp tri thức phong phú, hoàn thiện. Về nội dung, sách có cấu tạo 3 phần gồm Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu và phần lí luận văn học.
Phần cơ bản nhât là phần Văn bản, là hệ thống các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được lựa chọn các tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải). Văn học giai đoạn này ra đời giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 nên đó là những câu chuyện về đời sống của nhân dân Việt Nam, khát khao sống và chiến đấu. Mỗi tác phẩm lại có một giá trị riêng, nhưng tổng kết lại nó đều bồi đắp thêm tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh.
Phần văn bản văn học nước ngoài là các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới, của nền văn học nhân loại như: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp. Đó là những câu chuyện được lựa chọn từ những tác phẩm văn học đồ sộ thế giới mang những màu sắc khác nhau của cuộc sống. Qua nhân vật và câu chuyện của nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ gửi gắm một thông điệp riêng, đem đến bài học nhân sinh sâu sắc. Học sinh thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người hơn. Từ đó nghe thấy tiếng nói chung của con người trên khắp thế giới về đấu tranh và bảo vệ quyền sống.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay như môi trường, tệ nạn xã hội, dân số. Bao gồm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Các văn bản được đưa vào sách với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề đang xảy ra xung quanh, định hướng hành động thực tiễn cho các em.
Nội sung tiếp theo là phần Tiếng Việt. Cấu trúc phần này gồm: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,… Những bài học nối tiếp từ lớp 7 có vai trò nâng cao khả năng về ngôn từ, ngữ pháp cho học sinh để vận dụng vào viết văn là giao tiếp hàng ngày. Đồng thời giúp các em hiểu thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt và bồi đắp thêm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Ở phần làm văn, học sinh được rèn luyện, củng cố một số kĩ năng tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 nâng cao hơn lớp 7 trên nhiều phương diện. Các phương thức biểu đạt được học trước trở thành tiền đề cho phương thức biểu đạt thuyết minh – kỹ năng quan trọng của phần làm văn lớp 8. Thuyết minh không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, phần làm văn còn nâng cao kỹ năng kể chuyện, nghị luận về các tác phẩm văn học. Các em sẽ có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tốt hơn qua những câu văn. Từ đó hình thành nền tảng ngôn ngữ và lý luận sắc bén Đây cho các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
Sách Ngữ văn lớp 8 có vai trò, tác dụng lớn trong quá trình học tập môn ngữ văn của học sinh. Sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ để thấy được giá trị của nghệ thuật. Học văn, tình cảm được bồi đắp, tâm hồn bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn làm dịu đi những áp lực căng thẳng của cuộc sống. Đặc biệt, sách có ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. Bồi đắp thêm những tình cảm, đức tính tốt đẹp như yêu thương và cảm thông với con người. Từ đó biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình hơn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”. Sách Ngữ văn 8 tập 1 cũng là một ngọn đèn soi sáng trí tuệ chúng ta. Hãy bảo quản, giữ gìn sách khi sử dụng để có được hành trang cho chặng đường tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức.
Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tâm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: Con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẹ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm /
Lang Liêu trong câu chuyện truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Dày là một người giàu nhân đức, rất cần cù , sống gần nhân dân, biết quí trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ nên thường hay bị "lép vế" với các huynh đệ khác trong triều đình. Chuyện kể Lang Liêu gặp được một vị thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân "Thần bảo như dân bảo". Ông là một con người biết sáng tạo. Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp, vo sạch , lấy đỗ đãi và thịt lơn làm nhân. Ông đã sử dụng những nguyên liệu hết sức giản đơn để tạo nên 2 loại bánh trở thành truyền thống của người Việt không thể thiếu trong ngày Tết. Lang Liêu đã thể hiện đủ các yếu tố chăm chỉ , lễ phép, hiểu thảo....là người xứng đáng để nối nghiệp vua cha. Ông là một con người mang những tính cahc sheets sức đáng quí cần cho chúng ta học hỏi.