Đề văn :Tìm hiểu nếp sống văn hóa văn minh đô thị thành phố bắc giang năm 2017
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.
Các việc thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:
+ Trồng nhiều cây xanh để nổi bật khu phố,xóm.
+ Giữ gìn an ninh,trật tự.
....
tham khảo
Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vẫn vừa thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơn.
Nhưng trong quá trình “mở cửa” cũng không ít những sản phẩm văn hóa đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hóa, xóa đi nét đẹp của con người kinh thành.
Vậy để gìn giữ những truyền thông tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?
Điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người, tùy thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đứng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc theo quy định cua cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũ cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi… tránh đua đòi.
Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.
Tóm lại và hơn thế nữa là giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
-> Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội còn mang nét đẹp về cốt cách con người. Một trong những truyền thống góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội là nếp sống thanh lịch, văn minh...
Tự hào về vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
- Tự hào là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Gìn giữ và phát huy nếp sống văn minh thanh lịch: Trong gia đình,trong nhà trường, ngoài xã hội
...
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung điều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã vì chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thỏa thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn
nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.
Khái quát về thành phố Lạng Sơn.
Dân số năm 2000, 2010, 2020.
Các khu vực đang nâng cấp cầu đường
Các tỉnh cạnh thành phố.
Những yêu cầu của người dân ở đây.
Bài văn viết theo thể loại tin tức thời sự. Cảm nhận là ý kiến của người dân kèm theo ý kiến của bạn.
Nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
- Xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần lành mạnh, phong phú,Xây dựng tình đoàn kết
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khỏe
- Giữ gìn trật tự an ninh ,kỉ cương pháp luật
- Vệ sinh bảo vệ môi trường
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là
+ Làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú
+ Giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.
Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa:
- Làm cho cuộc sống bình yên.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Refer:
Việt Nam là một quốc gia đang có tốc độ đô thị hóa cao và nhanh. Chính vì vậy, trong cuộc sống ngày nay, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thật vậy, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị không chỉ giúp cho con người có được phong cách sống hiện đại, văn minh, hiện đại mà còn là cách sống xanh, sống bền vững, góp phần vào nhịp điệu sống của xã hội và đất nước. Tại nước ta hiện nay, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị có những điều được thực hiện tốt và cũng có những việc làm chưa tốt.
Việc thực hiện nếp sống văn minh được hiểu là việc mỗi công dân đều có những hành động tuân thủ pháp luật, quy định chung và góp một chút công sức của mình vào cuộc sống chung, làm cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp, văn minh hơn. Về những mặt tốt, mỗi người dân đều có quyền tự hào về những nếp sống văn minh đô thị mà chúng ta làm được. Chúng ta có thể kể đến những lối sống giữ gìn vệ sinh của khu vực mình đang sống, trồng cây xanh và làm đẹp theo từng khu vực đô thị. Hay như những hành động nghiêm chỉnh chấp hành những quy định, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ở khu vực đô thị mà mình sống. Hoặc là những hành động đóng góp chung tay vào sự bình yên, tươi đẹp và hạnh phúc của khu đô thị. Qua những câu chuyện được phát sóng trên phương tiện truyền thông hay ti vi truyền hình, đặc biệt là chương trình "Việc tử tế", chúng ta hoàn toàn có thể chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện về hành động đẹp trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tất cả những hành động dù bé nhỏ của các cá nhân, tập thể đều là những hành động đẹp góp ích cho cuộc sống chung và tạo nên được nếp sống văn minh. Ngược lại với những nếp sống văn minh thì hiện trạng vẫn còn nhiều những hành động chưa được văn minh. Điển hình nhất có lẽ là việc chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, vứt rác bừa bãi, cãi nhau om sòm trong khu phố, uống rượu đua xe, hay tệ hơn là tham gia vào tệ nạn xã hội. Tất cả những hành động chưa đẹp như vậy không chỉ gây hại cho chính người đó mà còn gây hại cho những người xung quanh, gây hại cho cuộc sống chung nữa.
Vậy tại sao nếp sống văn minh đô thị lại được đề cao? Cộng đồng dân tộc VN đang dần hướng tới những phong cách sống hiện đại, để loại bỏ dần phong cách sống lạc hậu, cổ hủ của ngày trước. Chính vì vậy, việc sống văn minh hiện đại chính là góp phần mình vào sự chuyển mình của đất nước. Từ đó, thế hệ đi trước có thể đặt nền tảng cho các thế hệ sau một cuộc sống tốt đẹp và văn minh hơn. Sống văn minh không phải là khước từ mọi giá trị truyền thống của dân tộc, mà chúng ta hướng đến những giá trị thực sự tốt đẹp của phong cách sống hiện đại, văn minh đem lại. Vì việc sống văn minh không chỉ có lợi cho chính chúng ta mà nó là sự đóng góp vào xu thế của toàn xã hội. Văn minh trong cách nghĩ, trong lời nói và hành động.
Tóm lại, việc thực hiện nếp sống văn minh ở đất nước chúng ta đang được thực hiện tốt và hiệu quả nhờ các biện pháp giáo dục toàn dân. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của một xã hội VN hiện đại, văn minh.
Refer:Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.
Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề
"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.
TỰ TÌM HIỂU
I. NẾP SỐNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1. Đối với các thành viên trong gia đình
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước cộng đồng.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: “kính trên, nhường dưới”; “lá lành đùm lá rách”; “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”...
- Hòa thuận, thương yêu, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau.
- Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
- Không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại.
- Phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Đối với vợ chồng
- Bình đẳng, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chấp hành đúng quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
3. Đối với cha, mẹ
- Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con.
- Chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
4. Đối với con, cháu
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của ông, bà, cha, mẹ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ, người cao tuổi.
- Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm ông, bà, cha, mẹ.
II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ
1. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng
- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.
- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.
- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,
- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.
- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.
2. Trật tự đô thị
- Bán hàng trong nhà; sắp xếp phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy) theo phân định. Không bày, bán hàng, căng bạt, che ô, để biển quảng cáo, xe máy, xe đạp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và nơi công cộng.
- Tập kết vật liệu xây dựng, đổ phế thải xây dựng đúng nơi quy định.
- Thi công xây dựng công trình khi đã được cấp phép xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép; tự giác tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm
- Bảo vệ, giữ gìn tài sản công cộng, các công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử.
- Không lấn chiếm, xâm hại công trình hạ tầng đô thị (xây dựng bậc dắt xe từ lòng đường lên vỉa hè, xây dựng trên rãnh thoát nước thải…) và các công trình công cộng.
- Không lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích.
- Không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ tại các công viên, khuôn viên.
- Không treo, đặt, để các vật dụng, phơi quần áo, chăn màn…nơi công cộng, phía mặt tiền đường phố, gây mất mỹ quan đô thị.
- Không sơn, kẻ, bôi, vẽ, dán lên tường, cột điện, ghế ngồi, rải tờ rơi, tờ gấp rao vặt, treo quảng cáo tại các khuôn viên, công viên, điểm di tích văn hóa, đường phố, gốc cây, điểm chờ xe buýt, các công trình công cộng khác.
- Không hát rong, quảng cáo, rao bán hàng hóa bằng loa, đài lưu động trên đường phố, trong khu dân cư, nơi công cộng.
- Không mở thiết bị âm thanh gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
3. Trật tự an toàn giao thông
3.1. Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông, hướng dẫn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Chủ động, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
3.2. Đối với người tham gia giao thông
- Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường.
- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định về xử lý khi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Đi đúng làn đường, phần đường, tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
- Không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; không đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự an toàn giao thông;
3.3. Đối với người dân sinh sống ven đường giao thông
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trât tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
4. Trật tự vệ sinh môi trường
- Hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm và khu dân cư với mục tiêu “sạch đường, sạch nhà, sạch công sở”.
- Mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị có thùng đựng rác thải; thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và đóng phí vệ sinh đầy đủ.
- Tham gia trồng và bảo vệ cây trên đường phố và các nơi công cộng.
- Không xả chất độc hại, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; không khai thác cát, sỏi, đốt rừng trái phép.
- Không đổ rác thải, nước thải sinh hoạt ra đường, vỉa hè, ngõ, xóm.
- Không chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm trong khu dân cư; không thả rông động vật nuôi nơi công cộng.
III. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
1. Việc cưới
- Thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.
- Tổ chức tiệc cưới trong một ngày, số lượng khách mời theo quy định.
- Khuyến khích hình thức báo hỷ thay cho lời mời dự lễ cưới; tổ chức lễ cưới tại nhà hàng, khách sạn, nhà văn hóa…
- Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
- Không để xảy ta tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không hát, mở nhạc to làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh.
2. Việc tang
- Thực hiện thủ tục khai tử theo quy định.
- Sử dụng vòng hoa luân chuyển đối với đám tang có nhiều khách đến thăm viếng.
- Không sử dụng loa nén, chỉ sử dụng loa thùng với công suất vừa đủ trong khu vực tổ chức lễ tang.
- Không khóc thuê, khóc mướn, giới thiệu khách đến viếng dài dòng.
- Không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm.
- Không rắc tiền, vàng trên đường đưa tang.
- Không làm cơm mời khách đến thăm, viếng.
- Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
3. Lễ hội
- Tổ chức Lễ hội trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm đảm bảo tính giáo dục truyền thống.
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động Lễ hội.
- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ tại Lễ hội.
- Trang phục dự lễ hội phù hợp, gọn gàng, lịch sự; không chen lấn, xô đẩy, gây gổ, xô xát trong Lễ hội.
- Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức Lễ hội. Không tham gia hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc dưới mọi hình thức, lợi dụng giao lưu văn nghệ xin tiền tại Lễ hội.
IV. NẾP SỐNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật, kỷ cương hành chính cơ quan, đơn vị.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trang phục đúng quy định, gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường công tác. Cán bộ, công chức, viên chức ở những đơn vị có trang phục riêng thì thực hiện theo đúng quy định.
- Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Đối với đồng chí, đồng nghiệp: Tôn trọng, trung thực, rõ ràng, dân chủ, nhiệt tình, hợp tác, đóng góp ý kiến.
- Đối với nhân dân: Tôn trọng, lịch sự, hòa nhã, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo.
- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải đeo thẻ công chức; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm
- Quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, công dân.
- Vụ lợi trong hoạt động cưới hỏi, tang ma, mừng thọ, tân gia, thăng chức.
- Sử dụng tài sản, phương tiện công vì mục đích cá nhân.
- Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa ngày làm việc.
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, gây bè phái mất đoàn kết.
- Tham gia cờ bạc dưới mọi hình thức; chơi trò chơi điện tử, truy cập các website không lành mạnh và không phục vụ công việc trong giờ làm việc.
- Lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc.
V. NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của nhà trường và quy định chuyên môn.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết xây dựng nề nếp trong nhà trường.
- Tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc được giao.Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp với môi trường sư phạm.
- Chân thành, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp vì sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà trường.
- Ứng xử thân thiện, gần gũi, nhẹ nhàng, biết chia sẻ và đồng cảm, yêu thương học sinh.
- Tôn trọng, lắng nghe, và tiếp thu ý kiến đóng góp, hướng dẫn giải thích tận tình, chu đáo những thắc mắc, yêu cầu chính đáng của người dân, phụ huynh và học sinh.
- Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét học sinh; động viên, khuyến khích, trân trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Không né tránh và đùn đẩy công việc, trách nhiệm công việc của mình cho người khác.
- Không gây bè phái, làm mất đoàn kết trong nhà trường
- Không có hành vi trù dập, quát nạt, chê bai, miệt thị, xúc phạm thân thể và tinh thần học sinh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong trong trường học và nơi không được phép.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
2. Đối với học sinh
- Nghiêm túc chấp hành tốt quy định Pháp luật, nội quy trường, lớp và nơi công cộng.
- Tích cực rèn luyện, học tập, hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào; xây dựng nhà trường, bảo vệ cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Quan tâm, giúp đỡ người khác, đặc biệt người già, phụ nữ, trẻ em, người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở nhà trường.
- Lễ phép, kính trọng và vâng lời thầy, cô giáo, người lớn tuổi.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn.
- Tôn trọng, hòa nhã, thân thiện trong giao tiếp với bạn bè
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai trái, không đúng.
- Không được vô lễ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bạn.
- Không nói dối, nói tục, chửi thề; không ghen tị, đố kị, gây hiềm khích, tự cao, tự đại.
- Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Không đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; không tham gia cờ bạc, trộm cắp, tệ nạn xã hội; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại.
- Không mua bán, sử dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, hung khí, chất gây nổ...
- Không chơi trò chơi điện tử quá giờ quy định ảnh hưởng đến việc học tập.
VI. NẾP SỐNG VĂN MINH THƯƠNG MẠI
1. Đối với người kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, đo lường, tem nhãn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ do mình cung cấp.
- Công khai niêm yết giá các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh và bán theo đúng giá niêm yết.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các thông tin về thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
- Không sản xuất, kinh doanh, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Không quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm gây nhầm lẫn, làm thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Không chèo kéo, đeo bám, ép giá khách hàng.
- Không rả rác bừa bãi khu vực bán hàng và môi trường xung quanh.
2. Đối với người tiêu dùng
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp văn minh trong việc mua, bán, lựa chọn hàng hóa, sản phẩm.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Nói không đối với những sản phẩm kém chất lượng, những nhà cung cấp không có uy tín.
- Báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp , không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.