K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Con ong làm mật, yêu hoa                                                                                                                  Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời                                                                                Con người muốn sống, con ơi                                                                                                     Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.                                         ...
Đọc tiếp

  Con ong làm mt, yêu hoa                                                                                                                  Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời                                                                                Con người mun sng, con ơi                                                                                                     Phi yêu đồng chí, yêu người anh em.                                                                                                a)Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong hai câu thơ đầu

b)Từ nội dung của khổ thơ trên hãy viết đoạn văn từ 3-5 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

             GIÚP MÌNH NHÉ ^^

0
7 tháng 8 2023

Tác dụng đầu tiên của câu thơ này là nhấn mạnh tình yêu và lòng trung thành của các sinh vật đối với môi trường sống của chúng. Con ong làm mật yêu hoa, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với hoa. Con cá bơi yêu nước, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với nước. Điều này nhấn mạnh rằng mỗi sinh vật đều có một vai trò quan trọng trong môi trường sống của chúng và chúng yêu thương và chăm sóc cho nơi chúng sinh sống.

Tác dụng thứ hai của câu thơ này là khuyến khích con người hãy học tập từ các sinh vật này và có tình yêu và lòng trung thành đối với môi trường tự nhiên. Con chim ca yêu trời, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với bầu trời và không gian tự nhiên. Câu thơ này khuyến khích con người hãy trân trọng và yêu quý môi trường tự nhiên, như con chim ca yêu trời, và hãy chăm sóc và bảo vệ nó.

  
7 tháng 8 2023

BPTT: 

- Điệp ngữ và nhân hóa "yêu"

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật thiên nhiên như con ong, con cá, con chim trở nên sinh động có hồn hơn, gần gũi với người đọc hơn qua cảm xúc của con người. Đồng thời nhấn mạnh nên cảm xúc "yêu" của bài thơ từ đó thể hiện nên tính gợi hình và tính gợi cảm xúc thiên nhiên đơn giản mà nồng đậm.

- Liệt kê.

Tác dụng: trình bày ngắn gọn, xúc tích những hình ảnh con vật mà tác giả muốn diễn đạt đồng thời câu thơ thêm chặt chẽ, có sự liên kết với nhau về hình thức từ đó hấp dẫn đọc giả hơn.

21 tháng 10 2021

Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. - ý nói con người muốn sống cuộc đời ý nghĩa phải yêu những người thân xung quanh của mình, phải cho đi tình yêu thương đến muôn nơi thì cuộc sống đó mới có ý nghĩa.

22 tháng 1 2022

cái nài lớp 5 hả

sao giống lớp 4 vậy

22 tháng 1 2022

yêu thương, quý trọng những thứ gắn bó chặt chẽ với mình mình trong đời sống và xã hội

31 tháng 5 2018

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời 
Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…
Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?

Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.

Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do.

Rõ ràng hai câu thơ mở đầu đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống. Các loài vật tách rời khỏi môi trường sống thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Đúng vậy, con cá không thể sống trên cạn, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng chật hẹp. Chỉ qua hai cau thơ, Tố Hữu đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm yêu thương, gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.
Nếu hai câu đầu nói về quy luật của tự nhiên, hai câu thơ sau nhà thơ khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống con người:

Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giả đã khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anh em. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chí hướng và lí tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng ta cảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người luôn giúp đỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tình anh em trong họ hàng, làng xóm:

Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình anh em ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.

Tại sao con người muốn sống thì “phải yêu đồng chí, yêu người anh em,”? Câu hỏi ấy được trả lời qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết đối với con người như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Chúng ta phải hiểu con người muốn sống thì phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Thật bất hạnh khi con người không có tình yêu thương. Chính tình yêu thương đã quyết định sự tồn tại của con người. Dường như tình cam ấy đã thấm sâu trong máu thịt của mỗi người. Con người không có tình yêu thương sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã vì không có tình yêu thương hay nói đúng hơn là không được yêu thương. Như những năm đất nước ta còn bị chiến tranh, các chiến sĩ cách mạng sống cô đơn trong tù. Họ đã phải thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh thân tù" nhưng khi nghĩ đến đồng bào, đồng chí anh em, đến Tổ quốc thì dường như họ được tiếp thêm sức mạnh, giúp họ đứng vững trước khó khăn. Đọc tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam chúng ta thấy Sơn là một em bé giàu tình yêu thương, luôn giúp đỡ bạn. Và khi làm được một việc tốt, cho bạn chiếc áo mặc cho đỡ rét, “lòng Sơn bỗng thấy vui vui”. Tình cảm đó thật cảm động. Không có tình thương thì làm sao mẹ của Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền. Không có tình thương thì bà lão hàng xóm đã không thể cho chị Dậu (Nhân vật trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) bát gạo mặc dù bà lão rất nghèo khổ. Bé Hồng, một em bé mồ côi cha, xa mẹ, hàng ngày lại bị gieo rắc những ý nghĩ xấu về mẹ mà vẫn luôn thương nhớ, kính trọng mẹ, khao khát được ở bên mẹ. Chắc hẳn bé Hồng phải yêu mẹ lắm và tình cảm ấy phải vô cùng sâu nặng thì em mới dám một mình chống lại hu tục phong kiến. Những tình cảm ấy trong xã hội đen tối đáng quí và đánh kính biết bao. Và đây nữa, hành động của bác Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của 0 Hen-ri là đỉnh cao của tình yêu thương. Chính vì yêu thương Giôn-xi, bác Bơ-men đã hi sinh cuộc sống của mình để cứu mạng sống của cô.

Quả thật, tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràng để có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chở nhau, đoàn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởi lẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời.

Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình yêu thương của người thân trong gia đình, của thầy cô bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hòa với bạn, yêu kính bố mẹ, thầy cô và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trong sáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi. Bốn câu thơ mở đầu của bài Tiếng ru cua Tố Hữu đã nêu lên một vấn đề xã hội, đó là tình yêu thương của con người với con người, có lòng yêu thương con người sẽ tồn tại và hạnh phúc.

Có gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau.

Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.

31 tháng 5 2018

Mỗi người hayvật đều có công việc của mình vì vậy hãy cố gắng làm thật tốt nó

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Con ong làm mật, yêu hoaCon cá bơi, yêu nước;con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơiPhải yêu đồng chí, yêu người anh em.Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàngMột người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” (Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)1)nêu phương thức biểu đạt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước;

con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”

(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)

1)nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

2)Đoạn thơ trên đề cập đến nội dung gì ?

3)Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: "con ong làm mật, yêu hoa / con cá bơi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời"

4)Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: "con người muốn sống, con ơi / phải yêu đồng chí, yêu người anh em"

0
TIẾNG RU Con ong làm mật, yêu hoa Con cả bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chỉ, yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người-đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! (Trích: tập thơ Gió lộng, Tố Hữu, NXB Văn học) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ...
Đọc tiếp

TIẾNG RU Con ong làm mật, yêu hoa Con cả bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chỉ, yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người-đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! (Trích: tập thơ Gió lộng, Tố Hữu, NXB Văn học) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2 (1,0 điểm): Tìm những hình ảnh thể hiện lời nhắn nhủ yêu thương của nhân vật trữ tỉnh dành cho con qua bốn dòng thơ đầu. Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian Sống chẳng, một đầm lửa tàn mà thôi Câu 4 (0,5 điểm): Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học gì về lẽ sống cho bản thân? II. VIẾT (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (từ 8 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em v hat hat e sức mạnh của tỉnh thần đoàn kết. Câu 2 ( 5, 0 điểm): Viết bài văn nói không với một tệ nạn xã hội.

0