K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Em trao đổi với người thân về ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật đối với đời sống:

– Làm lây lan cảm xúc: nghệ sĩ tiếp nhận thế giới hiện thực rồi thông qua trải nghiệm, đam mê, khát vọng làm nóng bỏng lên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào tác phẩm của mình. Làm lây lan cảm xúc sang con người tiếp nhận – là độc giả, khán giả, thính giả.

– Tác phẩm nghệ giúp trút xả tinh thần, thai nghén ý tưởng của người nghệ sĩ: tác phẩm thể hiện những góc khuất, sâu kín của con người – là nơi để con người bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng vì được nói lên bầu tâm sự, tình thế của xã hội.

– Tác phẩm nghệ thuật giúp hỗ trợ, thúc đẩy xuất hiện hành vi sáng tạo: Những tác phẩm là sự sáng tạo không ngờ, sáng tạo một cách độc lập của người nghệ sĩ mà không phụ thuộc, trùng lặp với tác phẩm nào trước đó. Một khi những sáng tác được thừa nhận, nó sẽ giúp thúc đẩy những hành vi, văn hoá mới có ở xã hội, ở con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tư tưởng:

+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.

+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.

+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.

- Thông điệp:

+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.

+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…  

- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.

6 tháng 6 2020

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của

Nghệ thuật chứ k phải văn nghệ nhé

14 tháng 10 2023

1.

Việc tốt mà em đã làm: Nhặt được của rơi trả lại người mất

2. 

Mở bài: Em cần giới thiệu về việc tốt em đã làm

- Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

- Các nhân vật

VD. Ngày hôm qua, trên đường đi học về em đã nhặt được chiếc ví đánh rơi. 

Thân bài:

1. Ngày hôm qua, trên đường đi học về gần đến nhà 

2. Em nhìn thấy thấy chiếc ví rơi ở đường

3. Em đến gần và nhặt lên, xem thông tin

4. Sau đó, em đi đến công an phường gần đó

5. Em đưa chiếc ví cho chú công an để tìm lại người đã đánh rơi

6. Sau khi chủ nhân của chiếc ví nhận được lại đồ đã mất, họ tìm đến nhà và cảm ơn em.

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một việc tốt em đã làm 

Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với việc làm của mình. Em biết việc làm của mình rất nhỏ nhoi trong những việc tốt mà mọi người làm, nhưng em đã cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội. 
3. 

Học sinh tự trao đổi với bạn và bổ sung vào dàn ý 

25 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiếng thơ của chị giàu chất nữ tính, trăn trở với những khát khao hạnh phúc đời thường, giản dị.

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng: Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của chị, hình tượng đặc đặc sắc làm nên giá trị bài thơ chính là hình tượng sóng.

II. Thân bài

1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 1:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

- Khổ 2:

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

 

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

- Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

- Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 5:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

 

- Khổ 6:

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

- Khổ 7:

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Khổ 8:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

 

- Khổ 9:

+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, ...

25 tháng 11 2021

 tối qua đi ngủ nên khum rep đc á:))

24 tháng 12 2023

Khoa học và kỹ thuật đã có tác động vô cùng lớn đối với đời sống con người, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau:

Tiến bộ Công nghệ: Khoa học và kỹ thuật đã mang lại những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất, tạo ra các công cụ, máy móc, và quy trình hiệu suất cao hơn. Điều này đã làm tăng năng suất, giảm thời gian làm việc và tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng hơn.

Cải thiện Đời sống: Công nghệ đã mang lại sự tiện ích và thuận lợi đáng kể trong đời sống hàng ngày của con người. Từ việc có các thiết bị gia dụng thông minh, tiện ích điện tử, cải thiện giao thông, đến việc chăm sóc sức khỏe, tất cả đều nhờ vào sự phát triển của khoa học và kỹ thuật.

Sự Phát Triển Công Nghiệp: Kỹ thuật đã làm thay đổi hoàn toàn cách mà sản xuất được thực hiện. Từ việc tự động hóa trong ngành sản xuất đến việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp, tất cả đều tạo ra sự phát triển lớn cho các ngành công nghiệp.

Giải Quyết Vấn Đề Xã Hội: Khoa học và kỹ thuật đã hỗ trợ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội lớn, bao gồm cải thiện môi trường, giảm đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế.

Tăng Cường Khả Năng Sáng Tạo: Khoa học và kỹ thuật mở ra cánh cửa cho việc khám phá và sáng tạo. Họ tạo điều kiện để con người tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đổi mới, từ đó làm giàu thêm kiến thức và cải thiện cuộc sống.

Những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật đã tạo nên một thế giới hiện đại, tiện nghi và phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra những triển vọng mới cho tương lai của con người.

24 tháng 7 2018

   Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

     Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

     Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

    Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

    Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

     Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
 


 

    

 

Tác giả Lý Lan ,trích trong " báo yêu trẻ " PTBĐ là biểu cảm ,tự sự . Nội dung : tấm lòng yêu thương ,tình cảm sau lắng của người mẹ đối vs con . Vai trò to lớn của nhà trường đối vs cuộc sống mỗi con người