K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2024

Chị Võ Thị Sáu là một biểu tượng anh hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ khi còn nhỏ, chị đã phải chịu nhiều gian khó. Cha làm nghề đánh xe, mẹ buôn bán bún nhưng với tinh thần chịu khó và mong muốn vượt lên, chị Sáu đã giúp đỡ gia đình và làm nhiều việc để sinh kế.

Tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, chị Sáu đã từng bước chứng tỏ bản lĩnh và sự dũng cảm của mình. Chị đã tham gia vào nhiều cuộc tập kích và mưu sát nhằm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác với họ. Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng chị đã dấn thân vào những cuộc đấu tranh khốc liệt, không ngần ngại hy sinh bản thân vì đất nước.

Cuối cùng, chị đã bị bắt và bị kết án tử hình vì tội làm chết một sĩ quan Pháp và một số người Việt cộng tác với họ. Tuy nhiên, trong lòng người dân Việt Nam, chị Võ Thị Sáu vẫn được tôn vinh như một biểu tượng anh hùng, một người con gái dũng cảm và kiên định trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Dù đã ra đi, nhưng tên tuổi và tinh thần của chị Sáu vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Chị là một bức tranh sáng rạng ngời, là nguồn động viên và cảm hứng không ngừng cho các thế hệ sau. Chị Võ Thị Sáu là biểu tượng của sức mạnh và lòng yêu nước không bao giờ phai mờ.

26 tháng 4 2016

Có một tiếng hát đã trở thành câu chuyện thần thoại lan tỏa trong không gian và thời gian, làm rung động con tim mỗi người khi nghĩ về người con gái kiên cường, bất khuất, người anh hùng "đã chết cho mùa lê-ki-ma nở". Tấm gương chị Võ Thị Sáu lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, chấp nhận hy sinh đời mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc vẫn còn vang mãi một lời ca.

 

 

Nghĩ về chị Võ Thị Sáu, làm sao mà tôi cứ nhớ tới mùa lê-ki-ma vàng hượm trong những vườn hoa trái trĩu quả của đất miền Nam cùng lời ca trữ tình từ bài hát: "... người anh hùng đã chết cho mùa lê-ki-ma nở. Chị Sáu đã hy sinh rồi...".

Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 (có tài liệu ghi năm 1935), quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1947, qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tại phiên chợ Tết năm 1950, vừa ném lựu đạn vào tốp lính Ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Do chưa đủ tuổi nên chị bị giam ở Bà Rịa, sau đó chuyển đến các khám Sài Gòn, Chí Hòa. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng. Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình – vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Ngày 21/1/1952 chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo và bị bắn ngày 23/1/1952.

 

Người con gái 16 tuổi đời bước ra pháp trường Côn Đảo trong cái ánh nắng nhập nhoạng lành lạnh một sớm còn đầy rẫy sắc xuân năm Nhâm Thìn, với bộ quần áo trắng tinh, mái tóc vừa gội thơm mùi hương lá bồ kết xõa ngang lưng, trên cài một bông hoa tươi thắm. Gió biển trong mát thổi trên cồn cát Côn Đảo năm ấy, làm tung bay mái tóc thề của cô gái, và nếu như khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực thì chúng ta có thể thu lại được giọng hát của chị Sáu còn lan tỏa lên các vì sao theo vòng tròn làn sóng, mà tâm điểm là khu nghĩa trang Hoàng Dương, ngày nay đã trở thành khu di tích bảo tồn của lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam.

Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng. Chúa đảo Jatty, chánh án, đội lính hành quyết và cố đạo Pháp... bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Jatty hỏi chị Sáu:

- Có khai gì nữa không? 

- Không.

Chúa ngục rót rượu đưa mời chị Sáu:

- Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.

Chị Sáu mỉm cười, trả lời:

- Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên.

Chúa ngục kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái.

Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. Tiếng hát vang lên... Tiếng hát của một người con gái đi đến nơi hành quyết. Chao ôi? Có biết bao nhiêu là tiếng hát ở trên cõi đời này, trong cuộc sống ồn ào này, bằng các thứ tiếng khác nhau, nhưng tôi đoán chắc là không có giọng hát nào xúc động lòng người bằng giọng hát của chị Võ Thị Sáu trên đường đến pháp trường hôm đó. Chị đã bước đến cái chết bằng lời ca. Con người ta không thể tự chọn cách thức mình sinh ra, nhưng lại có thể tự chọn lý tưởng để sống, và tự chọn cách thức để kết thúc cuộc đời.

Tiếng hát đã trở thành một câu chuyện thần thoại lan tỏa trong không gian và thời gian, làm rung động con tim những người con trai, con gái đang thổn thức yêu đương, tiếng hát làm nhòa nước mắt các bà mẹ những người đã hai thứ tóc trên đầu lúc nào cũng lo lắng hạnh phúc cho con cháu, tiếng hát nâng đỡ những người ngã xuống đứng lên, những người chán nản thêm hy vọng, những người nhụt chí hãy vững vàng... Nếu được làm phim về chị Võ Thị Sáu, tôi sẽ cho đi trong tiếng hát đó là bàn tay đưa lên giựt khăn bịt mắt của anh Nguyễn Văn Trỗi, là nụ cười của chị Võ Thị Thắng, là câu nói "hành động vì dân tộc tôi" của anh Nguyễn Thái Bình... là những câu nói, những hành động còn mãi với thời gian.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất?

Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:

- Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.

Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca 
Có con người như chân lý sinh ra...

Đúng như vậy, về mặt một ý nghĩa nào đó chị Võ Thị Sáu của chúng ta không chết. Chị sẽ sống cùng lịch sử cách mạng Việt Nam. Chị đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước này, tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam dám ngẩng cao sánh vai cùng tuổi trẻ năm châu trong lịch sử chống phát xít và đế quốc thực dân trên hành tinh trái đất. 

Tuổi trẻ Việt Nam sau chiến tranh nghĩ gì và làm gì bây giờ? Trước những thách thức về kinh tế, trước những biểu hiện tiêu cực của cuộc sống, có khi nào chúng ta đã chán nản, thiếu lòng tin, thất vọng, bi quan, nếu có giây phút nào như thế, bạn hãy nghĩ đến Võ Thị Sáu. Chị Sáu sẽ kể với bạn rằng, lúc nào chị cũng lạc quan, cũng tin tưởng vào thắng lợi, ngay cả lúc phải trả giá cho tương lai bằng sinh mạng duy nhất của chính mình.

Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:

- Huyệt của tôi?

Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời.

Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù.

- Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to...

Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:

- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay...

Mùa hoa lêkima nở 
Quê ta miền đất đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau...

26 tháng 4 2016

Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ,tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[3].

Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến Võ Thị Sáu bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"[4].

Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ởCôn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".[5]

Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo[6]. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội,hắn nói:"Hãy để cha rửa tội cho con.". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.". Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng:"Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"[4]

Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

25 tháng 2 2018

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

25 tháng 2 2018

lớp mấy

31 tháng 10 2023

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

 

viết về lượm

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

16 tháng 3 2022

REFER

Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu được ra đời khi đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Hình tượng nữ liệt sỹ - anh hùng Võ Thị Sáu được tác giả khắc họa từ một mùa hoa lê-ki-ma ở miền quê đất đỏ  về tấm gương hi sinh anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không phục trước mũi sung quân thù.  Với giai điệu nhẹ nhàng mềm mại, tha thiết, lúc thì lại vút cao xáo động, bài hát đã gây xúc động cho người nghe và xứng đáng là một tác phẩm sống mãi cùng năm tháng.

16 tháng 3 2022

 tham khảo 

Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu được ra đời khi đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Hình tượng nữ liệt sỹ - anh hùng Võ Thị Sáu được tác giả khắc họa từ một mùa hoa lê-ki-ma ở miền quê đất đỏ  về tấm gương hi sinh anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không phục trước mũi sung quân thù.  Với giai điệu nhẹ nhàng mềm mại, tha thiết, lúc thì lại vút cao xáo động, bài hát đã gây xúc động cho người nghe và xứng đáng là một tác phẩm sống mãi cùng năm tháng.

19 tháng 9 2017

Khi đọc bài "Câu chuyện của chị Võ Thị Sáu", em cảm nhận chị Sáu là người con gái kiên cường, là tấm gương lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi cách mạng.

8 tháng 5 2023

trả lời nhanh giúp mình nhé

 

19 tháng 4 2024

Lêu cảm nhận của em khi đoc bài: Câu về chị Võ Thị Sáu

 

13 tháng 11 2018

Đáp án D

31 tháng 10 2023

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

30 tháng 9 2023

Truy tặng