K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5

Câu 4:

a.Môi trường sống: Môi trường sống là nơi mà các sinh vật sống, bao gồm các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, nước, ánh sáng và các điều kiện sinh sống khác.

b. Nhân tố sinh thái: Nhân tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên trong môi trường sống mà các sinh vật phụ thuộc vào để tồn tại, như thức ăn, nước, không khí, nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác.

c.Giới hạn sinh thái: Giới hạn sinh thái là ranh giới tối đa và tối thiểu của các yếu tố sinh thái mà một loài có thể chịu đựng và sống trong một môi trường cụ thể.

d. Quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là một nhóm các cá thể cùng loài sống trong cùng một khu vực địa lý và thời gian cụ thể và có khả năng giao phối với nhau.

e. Quần xã sinh vật:Quần xã sinh vật là một nhóm các loài sinh vật cùng sống chung trong một khu vực và tương tác với nhau trong cùng một môi trường sống.

f. Hệ sinh thái: Hệ sinh thái là một hệ thống phức tạp bao gồm một cộng đồng sinh vật và môi trường vật chất mà chúng sống trong đó, cùng với tất cả các tương tác giữa chúng.

Ví dụ minh họa: Một hệ sinh thái có thể là rừng nguyên sinh Amazon, trong đó có các quần thể của các loài như linh trưởng, bướm, và cá sấu. Trong khi đó, các quần xã của chúng bao gồm sự tương tác giữa các loài cây, loài thú ăn thịt, và loài chim.

Câu 5:

a. Môi trường sống và nhân tố sinh thái: Có nhiều loại môi trường sống như rừng, sa mạc, đồng cỏ, núi đá, và biển cả. Các nhân tố sinh thái bao gồm thức ăn, nước, ánh sáng, nhiệt độ và đất đai. Ví dụ: Rừng nhiệt đới Amazon là một môi trường sống đa dạng sinh học với nhân tố sinh thái bao gồm khí hậu ẩm ướt, đất giàu dinh dưỡng và ánh sáng mạnh mẽ.

b. Đặc trưng của quần thể và quần xã sinh vật: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài sống trong cùng một khu vực, trong khi quần xã sinh vật là một nhóm các loài sống chung trong cùng một môi trường. Đặc trưng của chúng bao gồm sự đa dạng, tương tác sinh thái và sự phát triển theo thời gian.

c. Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ quần thể có thể bao gồm việc bảo tồn môi trường sống tự nhiên của chúng và kiểm soát việc săn bắt và khai thác. Để bảo vệ đa dạng sinh học của quần xã, các biện pháp bảo tồn môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của con người là cần thiết. Bảo vệ hệ sinh thái có thể bao gồm việc quản lý cân nhắc và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, cũng như việc khuyến khích sự phát triển bền vững.

Câu 6:

a. Cấu trúc hệ sinh thái và kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần như cộng đồng sinh vật, môi trường vật chất và các quá trình sinh học. Kiểu hệ sinh thái bao gồm hệ rừng, hệ đồng cỏ, hệ biển, hệ núi, và hệ đồng cỏ.

b. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Trong hệ sinh thái, các sinh vật tương tác với nhau qua việc trao đổi chất và năng lượng. Các quá trình này bao gồm sự hấp thụ năng lượng từ môi trường, chuyển hóa năng lượng qua chuỗi thức ăn, và tái chế vật liệu sinh học.

1 tháng 5

Câu 4 là THam Khảo nha Bạn

Câu 1. Nêu các khái niệm về : môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.Câu 2. Nêu ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của sinh vật. Lấy ví dụ về thực vật ưa sáng, thực vật ưa bóng, động vật ưa sáng , động vật ưa tối.Câu 3. Nêu các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, sinh vật khác loài? Cho ví dụ về các mối quan hệ.Câu 4. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.Câu 5. Thế nào là...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu các khái niệm về : môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.

Câu 2. Nêu ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của sinh vật. Lấy ví dụ về thực vật ưa sáng, thực vật ưa bóng, động vật ưa sáng , động vật ưa tối.

Câu 3. Nêu các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, sinh vật khác loài? Cho ví dụ về các mối quan hệ.

Câu 4. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

Câu 5. Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần hệ sinh thái. Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

Câu 6. Nêu các tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội. Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?

Câu 7. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào? Mô tả các con đường phát tán các hóa chất đó. Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau quả.

Câu 8. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường. Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

Câu 9. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm không khí? Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

Câu 10. Trình bày những nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước. Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

0
26 tháng 4 2021

1.

- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, …

+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi, … trong đó có sinh vật sống.

+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng, … bầu khí quyển bao quanh trái đất.

+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người, … là nơi sống cho các sinh vật khác.

- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng, …

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm:

.) Nhân tố sinh thái con người tách ra 1 nhóm riêng vì có hoạt động khác sinh vật khác. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần cải tạo thiên nhiên.

.) Nhân tố sinh thái sinh vật khác: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh, …

 - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Ví dụ: ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ cao hay thấp, …

- Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian. Ví dụ: mùa hè có thời gian ngày dài hơn đêm, mùa đông ngược lại.

26 tháng 4 2021

2.

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Các nhân tố sinh thái vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, … tác động trực tiếp lên đời sống của sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật, … tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên đời sống sinh vật.

- Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau.

- Ví dụ: cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C – 420C, vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 900C.

21 tháng 11 2021

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

9 tháng 6 2019

Đáp án B

(1) đúng, ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái’ mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

(2) sai, (3) và (4) đúng:

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.

- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Trong đó con người là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật

1 tháng 5 2022

Câu 1:Cơ thế sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng  nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,...
Câu 2:-Nhân tố sinh thái là những ảnh hưởng của sinh vật xung quanh bởi sự tác động của môi trường xung quanh. Những tác động trên đã làm thay đổi đi tập tính của mọi sinh vật như: Ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, mức độ phát triển… Từ những tác động của nhân tố sinh thái, nên các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng.
 

14 tháng 3 2022

Môi trường sống của sinh vật ?

- Gồm 4 môi trường : + Mt nước

                                  + Mt trên mặt đất, không khí

                                  + Mt trong đất

                                  + Mt sinh vật

Các nhân tố sinh thái của môi trường ?

- 2 nhóm : Nhóm NTST vô sinh  và  Nhóm NTST hữu sinh

* Nhóm NTST hữu sinh được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn lak Nhóm NTST con người và Nhóm NTST các sinh vật khác

Giới hạn sinh thái ?

- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối vs một NTST nhất định 

21 tháng 4 2018

Đáp án C

(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.

(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái

(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác

     (4) Đúng. Khái niệm môi trường sống

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái? (1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã. (2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. (3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (4) Diễn thế sinh...
Đọc tiếp

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.

(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

1
31 tháng 5 2017

Đáp án A

Các phát biểu đúng là: (1), (7)

Ý (2) sai vì : Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật

Ý (3) sai vì: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Ý (4) sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Ý (5) sai vì : Diễn thế nguyên sinh mới hình thành quần thể ổn định.

(6) (8) sai, thành phần loài và điều kiện môi trường đều bị thay đổi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái? (1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã. (2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. (3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (4) Diễn thế sinh...
Đọc tiếp

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.

(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

A. 2  

B. 3   

C. 1   

D. 4

1
27 tháng 11 2017

Đáp án A

Các phát biểu đúng là: (1), (7)

Ý (2) sai vì : Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật

Ý (3) sai vì: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Ý (4) sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Ý (5) sai vì : Diễn thế nguyên sinh mới hình thành quần thể ổn định.

(6) (8) sai, thành phần loài và điều kiện môi trường đều bị thay đổi

7 tháng 4 2017

Đáp án C

(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.

(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái

(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác

      (4)Đúng. Khái niệm môi trường sống.