- Lập dàn ý chi tiết cho đề văn miêu tả sau: " Tả sự thay đổi của quang cảnh trường em khi hè đến"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.
Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :
+xác định đối tươngj miêu tả
+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự
Bài 2:
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài
Nội dung chính của từng phần:
Mở bài :Gioi thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.
II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi
1. Tả bao quát giờ ra chơi
- Sân trường tấp nập người
- Tiếng ồn vang khắp nơi
- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn
2. Tả chi tiết giờ ra chơi
a. Tả người giờ ra chơi
- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ
b. Tả cảnh giờ ra chơi
- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi
- Chim kêu rả rích
c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi
- Sân trường yên ắng hẳn
- Không một bóng người
- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi
- Em rất thích giờ ra chơi
- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học
I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt của cơ sở hạ tầng và kĩ thuật là một điều không thể tránh khỏi. ở quê tôi cũng vậy, tất cả mọi thứ đều thay đổi khi xã hội- kinh tế phát triển.
II. Thân bài: kể về sự đổi mới ở quê em
1. Kể về quê em chưa đổi mới
- Những cánh đồng thẳng cánh cò bay
- Con đường đất chạy dài
- Những ngôi nhà gạch cũ kỉ
- Những hàng rào bằng cây cối dại mọc sang sát
- Mọi nhà gần nhau, cùng chung vui nói chuyện với nhau
- Những chú chim là tổ trên những cây cao
- Những dòng sông chảy quanh cánh đồng
- Những cánh diều bay vi vu trong gió
- Những chiều chăn trâu
2. Kể về quê em khi đôi mới
a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng
- Những căn nhà lầu hai tầng mọc san sát nhau
- Những con đương bê tong thay cho những con đường đất ngoằn ngèo
- Những quán cà phê, công trình công cộng giải trí mọc khắp mọi nơi
- Những trụ đèn điện chiếu sáng mọi nơi
- Những hàng rào bằng cây bụi thay bằng những hàng rào sắt chắc chắn
b. Sự dổi mới của quê hương em về đời sống người dân
- Những cánh đồng lúa thẳng tắp thay bằng những khu giải trí, khu công nghiệp rộng lớn
- Người dân có những công trình vui chơi giải trí thoải mái
- Người dân không còn làm ruộng
- Những cánh diều vi vu thay bằng những trò chơi điện từ
- Không còn những con trâu, con bò say sưa gặm cỏ.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Sựu đổi mới đã mang đến cho quê em những tiện lợi cần thiết. nhưng đã không còn nữa những buổi chiều thả bò chăn trâu cùng bạn bè dưới quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả những đổi mới ở quê em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
2 . khó quá bạn ơi
Bài 2 mk không biết là nên mk phải chép :
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.
Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Đề 1:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Đề 2:
Dàn bài
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Đề 3:1. Mở bài
Gới thiệu về người bạn định tả
2. Thân bài:
*Hình dáng:
-Tả những đặc điểm về ngoại hình của bạn em?
VD:
b.tả tính tình:
VD:
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bạn
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Bạn ơi đọc kĩ đề bài dùm cái lập dàn ý chi tiết không phải dàn ý sơ lược
Mở bài:
+ Giới thiệu cảnh đẹp mà mình đã đến trong dịp hè.
+ Cảnh đẹp đó là cảnh đẹp nào? ở đâu? Có phải danh lam thắng cảnh hay là cảnh đẹp quê hương bình dị?
Thân bài:
+ Tả bao quát về cảnh đẹp đó.
- Vị trí: ở đâu (biển, rừng, cánh đồng...), vùng đất ấy có điểm gì nổi bật? Có thuận lợi cho việc đi lại hay không?
- Cảm nhận khái quát về nơi đó.
+ Tả chi tiết về cảnh đẹp.
- Phong cảnh có đặc điểm gì nổi bật, khác với nơi khác?
- Miêu tả cảnh đẹp từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, chi tiết.
- Miêu tả theo thứ tự xuất hiện của cảnh vật từ ngoài vào trong.
- Sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên về hình dáng, màu sắc nếu có...
+ Những kỉ niệm của em tại vùng đất nơi có cảnh đẹp đó -> Tình cảm với quê hương.
Kết bài:
+ Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.
+ Mong ước có dịp được đến thăm lại cảnh đẹp này.
+ Suy nghĩ, trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Tk cho mn nha~
1. Mở bài
– Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân.
– Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn… Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ.
2. Thân bài
– Ngoại hình
+ Dáng người tròn, chân tay săn chắc, bạn ấy lùn hơn em.
+ Mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt thì bầu bĩnh nhìn rất dễ thương.
+ Đôi mắt sáng, thể hiện bạn ấy thông minh.
+ Vầng trán cao.
+ Bạn rất rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên.
– Tính nết, sở trường
+ Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
+ Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè.
+ Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu.
+ Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng.
+ Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú.
+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao.
– Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn
Bạn ấy giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi. Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống.
3. Kết bài
– Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp.
– Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt.
Tk cho mn nha~
Học tốt >-<
1)
Dàn bài
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
+ Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
+ Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
+ Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
+ Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
+ Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
+ Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3.Kết bài:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
3)I.Mở bài
Ngày khai giảng năm học mới,trường em đã chuẩn bị tươm tất để đón tất cả học sinh trở lại trường trong nhiều tháng nghỉ hè.
II.Thân bài
*Tả bao quát:
-Khung cảnh thiên nhiên(bầu trời,đám mây,hàng cây,…)
-Thầy cô và học sinh đến trường rất sớm.
-Lễ đài đã được trang trí rất trang trọng.
*Tả lễ khai giảng:
-Đúng bảy giờ,buổi lễ bắt đầu
-Học sinh và thầy cô giáo tập trung trước lễ đài(học sinh mặc đồng phục,thắt khăn quàng,…)
-Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng(lễ chào cờ,hát Quốc ca,Đội ca,…)
-Hiệu trưởng phát biểu khai giảng và đánh trống khai trường.
-Đại diện học sinh phát biểu quyết tâm trước năm học mới.
III.Kết bài
-Lễ khai giảng để lại trong em nhiều ấn tượng.
-Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi.
^...^
( Xib lỗi bạn nhé mk ko biết đề 2 )
DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian làm bài kiểm tra (tiết..., thứ... )
2. Thân bài:
* Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
- Đọc và ghi đề lên bảng.
- Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
- Chuẩn bị giấy làm bài sẵn từ nhà.
- Chép đề, đọc nhiều lần Đềxác định đúng yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý ra nháp.
- Viết bài.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
- Em vui vì làm được bài.
- Hi vọng bài sẽ được điểm cao.
II. Bài làm
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Hướng dẫn giải:
Dàn ý:
a) Mở bài :
Giới thiệu chiếc áo đồng phục của em : Chiếc áo đó có từ bao giờ ? Đó là chiếc áo đồng phục của trường nào ?
b) Thân bài :
- Tả bao quát chiếc áo :
+ Áo có màu gì ?
+ Đó là áo sơ mi hay áo cộc tay (hoặc áo khoác) ?
+ Vải áo được may bằng chất liệu gì ?
- Tả chi tiết :
+ Hình dáng cổ áo trông như thế nào ?
+ Thân áo rộng rãi hay vừa vặn ?
+ Hàng cúc áo có đặc điểm gì ?
+ Tay áo trông ra sao ?
+ Huy hiệu trường nằm vị trí nào và có gì đẹp ?
c) Kết bài :
- Sau khi đi học về, ai sẽ giặt áo? Em gấp áo hoặc treo áo ở đâu ?
- Nêu tình cảm của em với chiếc áo : gắn bó, yêu thương và tự hào hơn về mái trường, …
Dàn ý :
+) Mở bài :
- Giới thiệu về phiên chợ
- Chợ có đặc điểm gì nổi bật nhất.
+) Thân bài :
- Tả lần lượt theo trình tự t/g.
- Lúc chưa họp chợ quang cảnh thế nào ? Các lều chợ ra sao ? Dấu hiệu còn sót lại của buổi chợ hôm trước...
- Lúc chợ bắt đầu họp, mọi ng đổ về chợ như thế nào ? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao ? Không khí thay đổi như thế nào ? Mọi thứ hỗn loạn ra sao ?
- Tan chợ, cảnh vật ra sao ?
+) Kết bài :
- Kỷ niệm đẹp nhất của em vs phiên chợ ấy là gì ?