K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:(1) Người xưa thường vi: Người khiêm nhường giống như nước vậy". Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời.(2) Như chúng ta đã biết, nước rất khiêm nhường, thường chạy về chỗ trũng, nhưng khi cuộn trào thì sẽ thành sông, thành suối, bốc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Người xưa thường vi: Người khiêm nhường giống như nước vậy". Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời.

(2) Như chúng ta đã biết, nước rất khiêm nhường, thường chạy về chỗ trũng, nhưng khi cuộn trào thì sẽ thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu cũng làm lợi, nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. Người khiêm nhưởng cũng như nước, thường không khoe khoang tự cao, tự đại. Vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành đức độ. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng đức độ thì lộ diện ra bên ngoài. Như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý.

 (3) Ngày xưa có một nhà nho căn dặn con mình: "Không đạm bạc thì không thể sáng chỉ được, không tĩnh lặng thì không nghĩ xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được". Theo ý vị nhà nho, đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ, không có miếng ăn, sống đạm bạc ở đây là thanh thản, vui vẻ với mọi người, xa vòng lợi danh, không ham muốn tiền tài, tửu sắc, luôn giữ tròn khi tiết.

(4)Người khiêm nhường thường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ chỉ sử dụng những gì mình hiểu biết, âm thầm, lặng lẽ phục vụ và cống hiến, không tự cho mình là nhất, là tài giỏi, Người khiêm nhường cũng giống như biển lớn vậy. Họ biết dang rộng lòng mình ra đón nhận những dòng nước nhỏ nhoi chảy ra từ trăm nghìn sông suối nhỏ, từ những nơi xa xôi hẻo lánh đến biển hồ mênh mông để ôm vào lòng mình.

(5)Đối với những người khiêm nhường từ xưa đến nay, mọi danh lợi, cảm dỗ về vật chất, mọi được mất trong cuộc đời, tất cả với họ nhẹ nhàng như máy, như khói mà thôi. Vì thế, họ mới có thể giữ được tâm mình trong sáng. Đối với họ, được mà không hoan hi, mất cũng không ưu phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng.

(6) Vậy ta hãy thử thay đổi một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm nhưởng, đức độ để cuộc sống luôn luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. (Theo bảo dan toc.vn)

Qua văn bản trên, em rút ra những bài học nào cho bản thân (Nêu ít nhất ba bài học).

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ IMôn : Ngữ Văn 7Phần I. Đọc- hiểuĐề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phênnứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đượclà mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ baonhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn : Ngữ Văn 7
Phần I. Đọc- hiểu
Đề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phên
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được
là mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao
nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi
cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.Mưa xuống sầm sập, giọt ngã ,giọt bay, bụi
nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.Cái mùi xa
lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân
gạch.Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.” ( Tô Hoài)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính?
2.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích?
3.Nêu tác dụng của những từ láy đó?
4.Khái quát nội dụng đoạn trích?

Đề số 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới

-Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ…
-Tính mẹ là cứ hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó…”
( Trích: Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm từ ghép có trong câu in đậm?
3. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ in đậm?
4. Khái quát nội dung đoạn trích?

Đề số 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
( Trích : Quê hương- Đỗ Trung Quân)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính?

2.Tìm các từ ghép có trong câu in đậm?
3.Hãy hoàn thiện câu văn sau: Quê hương trong em là….
4.Khái quát nội dung đoạn trích?
Đề số 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm , một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước, từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh”

( Trích: Thương cha – Lê Thế Thành)
1. Xác định thể thơ? Phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm quan hệ từ trong câu thơ in đậm?
3. Tìm ít nhất 2 từ ghép có từ “thương”.
4. Nêu ý nghĩa đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
Đề 1: Mái trường mến yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về một loài cây.
Đề 3: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

0
(3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một...
Đọc tiếp

(3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

 

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

 

Như gió nước không thể nào nắm bắt

 

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

 

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

 

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

 

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

 

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

 

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

 

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

 

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

 

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

 

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)

 

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?

 

Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.

 

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8

 

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

 

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

 

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?

 

Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?

 

Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi“cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).

Câu 2: Hai biện pháp  tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).

Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.

Câu 4: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:

- Tiếng Việt rất phong phú.

- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.

- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.

- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.

Câu 8: dựa theo các ý sau:

- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.

- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.

- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.

- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

1
3 tháng 3 2018

Giải thích:

- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.        Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

        Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) 
 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Câu 2: (0,5 điểm)  Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: (1,0 điểm) Hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người

Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

1
17 tháng 8 2021

Giúp mik vs ạ 

 

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Lão cố làm ra vẻ vui vẽ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyền sách của tối quả như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Lão cố làm ra vẻ vui vẽ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyền sách của tối quả như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

           (Trích Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập I trang 42)

   Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

   Câu 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm có trong đoạn trích.

  Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn " Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít " trong đoạn trích trên và cho biết xét về mặt cấu tạo, cấu văn đó thuộc kiểu câu gì?

  Câu 4. Qua câu chuyện của lão Hạc, chúng ta có thể thấy được lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Từ truyện ngắn “Lão Hạc” kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy) trinh bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống

0
2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ...
Đọc tiếp

2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.

Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.

… Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.21-22)

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì người học cần điều kiện gì?

Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào?

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng trỉnh bày suy nghĩ của mình  về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việtvui

1
3 tháng 10 2021

1. Nói về việc 1 số bạn trẻ VN khi nói, hoặc viết, chèn thêm các từ nước ngoài vào, chủ yếu là tiếng Anh

2. ''Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài.''

3. Không đồng tình đối với những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào.

4. 

Em tham khảo:

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:"...Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lờ, rừ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kớn đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"...Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lờ, rừ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kớn đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? tác giả là ai?

b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích? Hãy cho biết bộ phận nào của câu được rút gọn?

c. Trong câu: "Nghĩa là phải ra sức giải thớch, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (2,0 điểm): Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành câu bị động theo 2 cách: 

"Một họa sĩ nổi tiếng đó vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV."

2
11 tháng 4 2022

a. Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta "

Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí MInh

b. Câu rút gọn :

 Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lờ, rừ ràng dễ thấy.

 Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

 Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Rút gọn thành phần : chủ ngữ

c. Biện pháp tu từ : liệt kê

Tác dụng : Nêu lên các việc làm là bộn phận của chúng ta nhằm phát huy tinh thần yêu nước

d.

Bức tranh này vẽ vào thế kỉ XV bởi một họa sĩ nổi tiếng.

Bức tranh này được vẽ vào thế kỉ XV

11 tháng 4 2022

Tham khảo
a, Trích trong tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

b)  - Câu rút gọn :

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.

+Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tác dụng : Giúp câu văn ngắn gọn, thông tin nhanh và tránh lặp từ.

c) sử dụng BPTT liệt kê
Tác dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả
Câu 2: 
- Bức tranh này đc 1 họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV
- Bức tranh này được vẽ vào thế kỉ XV bởi một họa sĩ nổi tiếng
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Nêu nội dung chính của văn bản?

1
2 tháng 5 2018

Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ… (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đờikhông phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt. (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

0