K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Hiện tượng học sinh chạy xe máy khi chưa đủ tuổi đang dần trở nên phổ biến bởi:

+ Các bạn học sinh thiếu nhận thức về việc điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi. 

+ Muốn thể hiện trước mặt bạn bè khi sử dụng xe máy của bố mẹ. 

- Hậu quả: 

+ Trên cả nước xảy ra rất nhiều sự việc tai nạn xe máy giữa các học sinh thậm chí có rất nhiều tai nạn thương tâm khiến các em đánh mất sinh mệnh của mình. 

+ Việc sử dụng xe máy khi chưa hoàn toàn hiểu hết về nó có thể gây nguy hiểm cho các em và cả những người sử dụng phương tiện khác. 

- Phương hướng giải quyết: 

+ Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi

+ Về phía gia đình nên cân nhắc trước khi cho con em điều khiển xe máy. 

+ Bản thân mỗi em học sinh phải tránh được suy nghĩ đua đòi cùng bạn bè, nhận thức rõ hậu quả và trách nhiệm pháp lý của mình khi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi

=> Bài học nhận thức 

Mik cần lập dàn ý theo chi tiết theo mẫu:

* Giải thích 

* Biểu hiện

* Nguyên nhân 

* Tác hại

* Khắc phục 

* Bài học bản thân 

5 tháng 12 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu về 3 phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô); (có thể) kết hợp giới thiệu ngôi kể( hoàn cảnh xảy ra)
2. Thân bài:

- Ích lợi của xe đạp và khuyết điểm

- Ích lợi của xe máy và khuyết điểm.

- Ích lợi của xe oto và khuyết điểm

- Sự xuất hiện của em và lời khuyên.

3. Kết bài: Có thể rút ra bài học cho chính bản thân.
 

6 tháng 12 2016

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.

 

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

 

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.


 

2 tháng 12 2019

- MB:Một hôm khi tôi đang trên đường đi học về, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng cãi nhau ầm ĩ của xe máy,xe đạp,ô tô
-TB:
+hỏi nguyên nhân tại sao chúng cãi nhau
+Chúng nói lí do
+Nêu ích lợi và tác hại của xe máy,xe đạp,ô tô
+Chúng kể công
+đưa ra lời khuyên
KB:Từ đó chúng ko so bì nhau nữa

3 tháng 12 2018

- MB:Một hôm khi tôi đang trên đường đi học về, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng cãi nhau ầm ĩ của xe máy,xe đạp,ô tô
-TB:
+hỏi nguyên nhân tại sao chúng cãi nhau
+Chúng nói lí do
+Nêu ích lợi và tác hại của xe máy,xe đạp,ô tô
+Chúng kể công
+đưa ra lời khuyên
KB:Từ đó chúng ko so bì nhau nữa

3 tháng 12 2018

Mở bài: giới thiệu những chiếc xe và hoàn cảnh lúc e nhìn thấy họ cãi nhau

Thân Bài:

+, Tả bao quát từng chiếc xe

+ Tả những câu nói cảu 3 chiếc xe

+ Miêu tả hành động của những chiếc xe ( tưởng tượng)

+ Từ những gì mà ba chiếc xe nói e rút ra bài học cho chính mk

Kết bài: 

+ Cảm nghĩ của em về cuộc tranh cãi của 3 chiế xe

+Nói qua về bài học em tự rút ra cho mk

21 tháng 12 2016

Dàn bài:

A) Mở bài:Giới thiệu chuyện em nghe đc cuộc cãi vã của các phương tiện giao thôg.

B) Thân bài:

1. Cuộc cãi vã bắt đầu ntn? Ai là ng bắt đầu gây mâu thuẫn?

2. Tại sao 3 phương tiện giao thông ấy lại cãi nhau.

3. Lí lẽ của từg phương tiện giao thôg đưa ra.

+Xe đạp có ưu điểm j?

+Xe máy có ưu điểm j?

+Ô tô có ưu điểm j?

4. Cuộc cãi vã đc dàn xếp ntn?

5. Thái độ của các phương tiện giao thông trước cách thu xếp đó.

C) Suy nghĩ của em sau sự vc đc chứng kiến.

19 tháng 11 2017

Một đêm , đang mơ ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe . Tiếng động mỗi lúc lớn dần . Tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra , tôi lặng lẽ bước xuống giường . Đứng ngoài cửa , tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp , xe máy và ô tô đang cãi nhau , so bì hơn thua rất quyết liệt .
Khu nhà xe nhỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe đạp nhà tôi , xe máy cũ của bố tôi , xe đạp đi học của tôi . Đã mấy năm nay chúng sống với nhau rất hòa thuận . Niền vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau . Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe mâu thuẫn . Chúng ngấm ngầm chê bai nhau , so bì hơn thua qua từ việc nhỏ . Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rănggf chúng lại cãi nhau kịch liệt đến thế . Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng chúng bộc lộ ra hết . Đêm nay , tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhau . Ba xe , xe nào cũng cho ý kiến mình đúng , đang cố tranh luận phản ý kiến xe khác . Đầu tiên là chiếc ô tô : "Các anh làm sao so bì với tôi được . Tôi hiện tại nhất , đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất . Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động , nào ti vi , đài phát thanh , máy điều hòa...Gia đình ông chủ lại có bốn người , đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện quá rồi . Các anh liệu có làm được như thế không ?" Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh và tự hòa . Nghe vậy , xe máy liền lên tiếng:"Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không tiện lời bằng tôi được. Tuy tôi không sang trọng như anh , nhưng tôi chạy rất nhanh , nhưng chỗ đông người hay ùn tắc thì anh chịu chết , nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích . Còn tôi khiến tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng , chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng , màu sắc , không thua kém gì anh đâu nhé . Quan trọng , tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay . Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt , mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ . Từ ngày chưa có anh , gia đình nhà chủ đều rất quý tôi , coi tôi là số 1. Đã nhiều năm nay rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây . Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa..." Nói đến đây xe máy bật khóc nức nở . Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa . Không biết lúc này ô tô nghĩ gì nữa . Im một lát , cuối cùng chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng:"Các anh ai cũng cho mình đúng , mình tiện lợi nhất , tốt nhất không ai biết rằngtrong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi , tôi được con người sáng tạo ra , thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó , ai cũng có chiếc xe đạp đi thì hạnh phúc biết bao nhiêu . Toi gọn nhẹ nhất , đi lại dễ dàng , còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần có ' thức ăn' mới chịu chạy , nếu không thì đành đứng xó . Còn tôi , chẳng cần xăng dầu bon bon. Tôi cũng là người gắn bó với gia đình ông chủ lâu nhất , từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm , cùng ông chủ đưa đón cậu chủ mỗi ngày , cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa ... Cứ thế đã bao năm rồi..." Mỗi xe , xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục . Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho mình tốt nhất , được gia đình chủ yêu nhất và xưng đáng là người dùng nhiều nhất. Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng ngoài từ bao giờ . Tôi bước vào khi chúng còn tranh luận . Nhìn thấy tôi , chúng ngạc nhiên , sửng sốt . Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình , tôi thấy những điều chúng nói đều có lí . Những chiếc xe này đã giúp gia đình tôi rất nhiều . Không chỉ vậy , chúng còn gắn bó gia đình tôi với bao nhiêu kỉ niệm từ thuở còn khó khăn . Tôi lại gần từng chiếc xe , vỗ về và âu yếm chúng . Chúng nằm yêm , ngoan ngoãn theo dõi tôi . " Các bạn xe ạ , tôi đã nghe hết những điều các bạn nói . Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả . Các bạn đều có ích cho gia đình tôi . Thử hỏi , nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ như thế nào . Vì thế , các anh hãy bình tĩnh và lắng nghe nhau nói xem sao . Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm cho nhau hơn đấy . Từ nay gia đình tôi sẽ sử dụng tất cả các anh . Khi có dịp đi đâu xa , cả nhà tôi nhờ vào anh ô tô nhé. Còn anh xe máy , anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan , anh xe đạp giúp tôi đến trường . Như vậy ai cũng có viẹc riêng và vẫn phát huy chức năng của mình . CÁc anh hãy nhớ không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình...Những chiếc xe im lặng gật gùn vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiệt để giải hòa.
Cuộc cãi nhau giữa những chiếc xe kết thúc từ đó . Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình . Chúng lại sống vui vẻ , hòa thuận bên nhau . Và cũng từ đó , để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luô chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn

11 tháng 9 2021
Ý thức tham gia giao thông của học sinh: Còn khoảng cách giữa nhận thức và hành động(Thứ năm, 03/03/2016 15:28 GMT+7)

Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông tại các trường học đã được chú trọng đẩy mạnh trong nhiều năm qua, nhưng những vi phạm, gây tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh, sinh viên vẫn không thuyên giảm. Đây thực sự là vấn nạn khiến dư luận xã hội quan ngại.

 

Mấy năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.

Ví dụ, vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn đau lòng trên chính là một số thanh-thiếu niên và học sinh ở TP Quảng Ngãi điều khiển xe gắn máy chạy với tốc độ cao rồi va chạm với người phụ nữ. Hay vụ ba học sinh nữ lớp 8 Trường THCS Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chở nhau trên chiếc mô tô mang BKS 21V-69712 không đội mũ bảo hiểm, khi đâm vào trụ cổng nhà dân ven đường, cả ba đã thiệt mạng… Các vụ tai nạn trên như những hồi chuông cảnh báo với xã hội.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Đầu năm, nhà trường mời công an thành phố về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông. Hằng tuần, nhà trường, thầy, cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhắc nhở các em liên tục về vấn đề trên. Khi tuyên truyền, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu”.

Thầy giáo Trần Kim Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chương trình sách giáo khoa hiện có nhiều nội dung, bài lồng ghép, tích hợp giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông-một vấn nạn lâu nay của cả nước. Công tác tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức phong phú, khác nhau được duy trì thường xuyên trong hệ thống trường học, nhất là nơi có tình hình trật tự giao thông phức tạp như TP Hồ Chí Minh. Để giáo dục, tuyên truyền, tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động, thói quen ở giới trẻ là cả một câu chuyện dài. Bước ra đường, tham gia giao thông, các em chứng kiến vô vàn những điều lệch lạc, tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như ngay cả người lớn cũng thiếu gương mẫu chấp hành, hoặc khi sai phạm thì nhờ người xin xỏ hoặc bỏ tiền ra “hối lộ” cảnh sát giao thông. Những cách hành xử "không đẹp" như vậy thường thấy ở ta, thật khó để con trẻ, học sinh thực thi pháp luật tốt được".

Chúng tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh đến việc đi lại của con em mình, nhất là đừng nên giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển.

Điều quan trọng hơn, có tác dụng lớn hơn là công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật và kịp thời gửi thông báo về nhà trường để thầy, cô giáo có biện pháp giáo dục, xử lý tiếp theo đối với những học sinh vi phạm giao thông. Mặt khác, lực lượng cảnh sát giao thông nên mạnh tay hơn với những đối tượng cố tình vi phạm.

 

Khi trả lời câu hỏi đó, nhiều em hồn nhiên nói: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.

Nhưng điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa?

Vậy, các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.

Gần đây, nhiều em có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình (trong đó có cả nữ sinh) rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi. Một số học sinh còn dùng điện thoại quấy rồi người khác.

Việc sử dụng ĐTDĐ có hai mặt: Nếu các em sử dụng đúng mục đích là để tiện liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với bạn bè thì là điều tốt. Nhưng phần lớn các em sử dụng vào mục đích khác (như đã nêu ở trên) làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục.

Đó là chưa kể đến ở nông thôn, điều kiện kinh tế không đồng đều. Không phải gia đình nào cũng có thể trang bị điện thoại cho con. Một số em do chạy theo trào lưu, muốn “học đòi” nhưng điều kiện gia đình không thể có được điện thoại. Đã từng có em lấy cắp điện thoại của bố mẹ, thậm chí của thầy cô giáo. Có em còn trộm tiền của người lớn hoặc theo kẻ xấu làm việc phi pháp để có tiền mua điện thoại.

Giải pháp nào

Hiện nay, luật pháp không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nên nhà trường rất khó quản lý các em. Ở một số nơi, ngành giáo dục mới chỉ có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học chứ chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo ý kiến của nhiều thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục, ở tuổi các em, chưa nên dùng điện thoại di động vì các em cũng không thật cần thiết đến mức phải liên lạc thường xuyên hàng giờ với cha mẹ. Nếu có nhu cầu cấp thiết gì có thể gọi nhờ điện thoại của trường.

Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác (quấy rối, quay phim chụp ảnh…). Trong các giờ học hoặc sinh hoạt tập thể (đặc biệt là chào cờ), tuyệt đối tắt máy không được sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến người xung quanh và không khí buổi học, buổi lễ. Khi giao tiếp qua điện thoại, nên nói với thái độ lịch sự vừa phải. Nếu cần chuyển tải nội dung, hãy chắt lọc sao cho vừa đủ thông tin ngắn gọn dễ hiểu, tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Lời nói khi giao tiếp điện thoại phải đúng mực. Hãy xưng hô tên tuổi trước khi giao tiếp để biết cách nói chuyện vừa đủ, văn minh lịch sự. Nếu muốn chủ động chấm dứt thời gian nói chuyện thì nên tìm một cách nào vừa khéo léo tế nhị, lại tránh đột ngột gây sự khó chịu cho người đang giao tiếp. Nếu đang đi đường mà có tín hiệu điện thoại, không được nghe máy ngay mà phải tìm cách tạt vào lề đường rồi mới nghe…

Để làm được điều này, thầy cô cần làm gương khi sử dụng điện thoại. Ở một số trường phổ thông đã có quy chế nội bộ với giáo viên khi sử dụng điện thoại: yêu cầu để chế độ rung khi hội họp, khi lên lớp. Nhà trường cũng nên đưa vấn đề này ra trước cuộc họp phụ huynh học sinh để thống nhất phương án và yêu cầu phụ huynh học sinh cùng kết hợp thực hiện.

Với cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật khẩn cấp. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe nhận thông tin là chính. Cho dù gia đình có điều kiện cũng không nên chiều theo trào lưu “sành điệu” mà sắm cho con những 3G, 4G tràn lan sẽ gợi sự hiếu kỳ và tò mò của các em. Điện thoại hiện đại khiến cho nhiều học sinh dễ dàng có được những clip không lành mạnh, đồi trụy khiêu khích. Nếu được phát tán sẽ gây hậu quả khôn lường. Theo tôi, nhà trường cũng cần gắn trách nhiệm cho phụ huynh nếu con em mình vi phạm việc sử dụng điện thoại không đúng quy định.

Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có một quy định chặt chẽ. Có một số nơi đã cho học sinh làm đơn đăng ký sử dụng số điện thoại cụ thể, có chữ ký của phụ huynh. Một số trường đã đưa nội dung sử dụng điện thoại vào nội quy như không dùng trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể, không dùng điện thoại để tải nội dung xấu, hoặc quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý, và cho ký cam kết, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý. Khi cần thiết sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, pháp luật can thiệp. Dù không thật triệt để nhưng cách làm này cũng đã “cảnh báo” đến các em về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, và phần nào đã ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

Giao tiếp qua điện thoại là một giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến người sử dụng có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Để thực hiện được, ngoài các thầy cô giáo, rất cần sự hợp tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh.

I. Mở đoạn: Nêu vấn đề việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

II. Thân đoạn:

Điện thoại thông minh là 1 tiện ích công nghệ giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh và giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng việc sử dụng sai mục đích đang dẫn đến nhiều hậu quả như:

- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh: học sinh dành nhiều thời gian cho điện thoại mà "tiết kiệm" giờ ngủ của mình.

- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh

- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: các vấn đề về mắt và thần kinh khi sử dụng quá nhiều trong ngày.

- Giải pháp:

+ Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại ( quy định thời gian sử dụng điện thoại )

+ Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.

+ Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học gây phân tán sự tập trung.

+ Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.

II. Kết đoạn:

- Chốt lại và nêu bài học nhận thức cho học sinh đang sử dụng điện thoại

- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại quá mức đối với học sinh.

5 tháng 5 2022

thế giới từ trong sách về câu chuyện Thạch Sanh 

giúp em với 

 

5 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Điện thoại thông minh đang dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi học sinh. Vậy nhưng, việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ đem lại những lợi ích thiết yếu và mà còn có những ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, học tập của mỗi người.

Các bạn học sinh sử dụng điện thoại gần như vào hầu hết các thời gian trong ngày. Nó tạo ra hình ảnh của một thế hệ cúi đầu, chỉ mải chăm chăm vào màn hình smartphone mà quên đi cuộc sống thực tại. Cũng có một bộ phận học sinh rất chăm chỉ, rất chịu khó, các bạn dùng điện thoại thông minh một cách thông minh cho việc học tập, phát triển bản thân, biến nó từ một đồ vật vô tri thành những lợi ích thiết thực. Tuy vậy, không ít học sinh vì không kiểm soát được con sâu lười biếng trong bản thân mà để nó điều khiển. Các bạn sử dụng điện thoại không đúng cách, có thể kể đến là những học trò dùng điện thoại trong các giờ học nhưng không vì mục đích học tập mà để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó. Cũng không ít các bạn mang theo sự non nớt của tuổi mười bảy, mười tám mà dùng điện thoại một cách không ý thức. Các bạn sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

Điện thoại thông minh đã đánh dấu bước tiến của công nghệ, nhưng nếu mỗi bạn trẻ - mỗi bạn học sinh đều lệ thuộc như vậy thì chẳng mấy chốc, những gì tối tân, thông minh ấy lại quay lại hủy hoại chúng ta. Hãy biết đâu là điểm dừng, biết nhìn nhận những ích lợi, hậu quả qua sự cư xử của bạn với điện thoại thông minh.

9 tháng 1 2017

1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.

-Uống rượu bia khi lái xe.

2)Giải pháp;

-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.

-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.

-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

23 tháng 10 2022

học sinh thì uống thế nào dc rựu bia

 

4 tháng 12 2016

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.

 

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.


 

4 tháng 12 2016

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...