Trong câu chuyện Mai An Tiêm , em thích ai nhất (vì sao)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
HT
Học sinh hỏi và trả lời các câu hỏi tưong tự bài 2, phần Point and say.
Ngày xưa có một người trẻ tuổi tên là Mai An Tiêm. Chàng là người ở một nước đâu tận vùng biển phía Nam, bị bán làm nô. Một hôm, chàng bị bọn lái buôn chở đến bán cho Hùng Vương. Mai An Tiêm học nói tiếng Việt rất chóng. Chàng nhớ nhiều chuyện, biết nhiều điều thường thức, lại lắm tài nghề. Càng ngày vua càng yêu dấu, không lúc nào rời. Năm ba mươi lăm tuổi, chàng làm quan hầu cận, có một ngôi nhà riêng ở gần cung vua. Vợ Mai là con gái nuôi của vua đã sinh được một trai lên năm tuổi. Mai có đủ mọi người hầu hạ, trong nhà của ngon vật lạ không thiếu thứ gì. Tuy oai quyền không lớn lắm nhưng chàng được mọi người sợ phục. Nhiều kẻ vẫn thường lui tới cầu cạnh. Nhưng thấy Mai có địa vị cao, cũng không hiếm gì những kẻ sinh lòng ghen ghét.
Một hôm, trong một bữa tiệc đãi các quan khách, giữa lúc mọi người không ngớt lời xưng tụng mình, Mai An Tiêm nhún nhường bảo họ:
- Có gì đâu! Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả!
Mai nói rất tự nhiên. Bởi vì tôn giáo xứ sở chàng bảo rằng cái sướng cái khổ hiện tại là kết quả của sự ăn ở tốt hay xấu của tiền kiếp. Nhưng trong số người dự tiệc có mấy viên quan hầu gần vua, vốn ghét chàng từ lâu. Chụp lấy câu nói mà họ cho là ngạo mạn đó, họ bèn vội vàng về tâu cho vua biết.
Vua Hùng nghe nói vô cùng giận dữ. Vua gầm lên:
- Chà! Thằng láo! Hôm nay nó nói thế, ngày mai nó còn tuôn ra những lời bất kính đến đâu. Quân nô lệ phản trắc! Giam cổ nó lại cho ta!
Buổi chiều hôm ấy, Mai bị bắt bỏ vào ngục tối. Bấy giờ chàng mới hiểu chàng lỡ lời. Mai tự bảo: - "Nếu từ nay trở đi ta bị đày đọa là vì kiếp trước ta đã cư xử không phải".
Trong khi đó thì ở triều, các quan họp bàn để xử án Mai. Nhiều người đề nghị xử tử. Có người đề nghị cắt gót chân. Nhưng lời tâu của một ông quan già làm cho Hùng Vương chú ý:
- Hắn bị tội chết là đúng. Nhưng trước khi hắn chết ta nên bắt hắn phải nhận ra một cách thấm thía rằng những của cải của hắn đây là do ơn trời biển của bệ hạ chứ chả phải là vật tiền thân nào cả. Tôi nghe ngoài cửa Nga-sơn có một hòn đảo. Cho hắn ra đấy với một hai tháng lương để hắn ngồi ngẫm nghĩ về "vật tiền thân" của hắn trước khi tắt thở.
Vua Hùng gật đầu chấp thuận. Nhưng sau khi ra lệnh, vua còn dặn: - "Cho hắn lương vừa đủ dùng trong một mùa, nghe không".
*
Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: - "Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!".
Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng:
- Chúng ta đành chết mất ở đây thôi.
Mai ôm con, bảo vợ:
- Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo!
Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đá có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: - "Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả".
Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên:
- Ồ! đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!
Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thêm cho thật nhiều dưa. Họ trù tính ăn dưa thay cơm để đỡ phải dùng số gạo đã gần kiệt.
Một hôm vợ chồng Mai bắt gặp một chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Sau khi giúp họ sửa buồm lái để trở về đất liền, Mai còn đưa biếu một số dưa để họ đưa về cho mọi người nếm thử. Mai bảo họ chở gạo ra đổi lấy dưa. Chỉ cách mấy ngày, con thuyền thứ nhất đã đến cắm neo ở bến, chở ra cho hai vợ chồng khá nhiều gạo. Hai bên y ước: một bên nhận lấy số gạo còn một bên xếp dưa xuống thuyền.
Từ đó trở đi, bữa ăn của họ đã khác trước. Ngồi bên nồi cơm trắng hơi lên nghi ngút, vợ Mai ôm lấy con, lẩm bẩm: - "Trời nuôi sống chúng ta thực!" Cũng từ hôm đó, vợ chồng trồng thêm nhiều dưa nữa. Kết quả là thuyền buôn có, thuyền chài có, lũ lượt ra đỗ ở hải đảo đưa gạo, áo quần, gà lợn, dao búa, lại có cả các thứ hạt giống khác, để đổi lấy dưa.
Những người trong thuyền nói với Mai:
- Thật quả từ xưa chưa hề có loại dưa nào quý đến thế. Ở vùng chúng tôi ai cũng ao ước được nếm một miếng thứ "dưa hấu" này dù phải đổi bao nhiêu gạo cũng không tiếc.
Ngày ấy người ta tranh nhau mua dưa lấy giống cho nên chỉ trong vài ba năm giống dưa lan tràn khắp nơi. Tên tuổi vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa rộng. Dân gọi tôn là "Bố cái dưa Tây".
*
Lại nói chuyện vua Hùng một hôm la rầy viên quan hầu đã vì dốt nát để thợ dựng hỏng một ngôi nhà. Vua buột miệng than thở - "Phải chi có Mai An Tiêm thì đâu đến nỗi". Ngày hôm đó vua nhắc mãi đến chàng. Đã hai lần vua cho hỏi Lạc hầu xem hiện giờ Mai đang làm gì ở đâu. Lạc hầu đáp liều: - "Chắc hắn không còn nữa!".
Nhưng vua không tin. Vua sai ngay một tên nô khác cấp cho lương ăn và thuyền để hắn vào châu Ái tìm Mai An Tiêm. Một tháng sau, hắn ta mang về cho vua một thuyền đầy dưa Tây và nói:
- Đây là lễ vật của ông bà Mai dâng bệ hạ.
Hắn kể cho vua biết rõ những ngày tân khổ và tình trạng hiện nay của hai vợ chồng Mai. Rồi hắn tâu tiếp:
- Bây giờ ông bà Mai đã có nhà cửa ở ngoài ấy khá đẹp, có đến hơn mười người hầu hạ, có bãi dưa, có ruộng lúa và rất nhiều lợn gà...
Vua Hùng càng nghe càng sửng sốt. Vua chắt lưỡi bảo mấy viên quan hầu cận ngày nọ đã tố cáo Mai:
- Hắn bảo là vật tiền thân của hắn, thật đúng chứ không sai!
Vua bèn sai một đoàn lính hầu đi đón hai vợ chồng về, cho Mai trở lại chức cũ. Vua lại ban cho hai người con gái hầu để an ủi chàng.
Bây giờ chỗ hải đảo, người ta còn gọi là bãi An Tiêm. Những người kế tiếp công việc của hai vợ chồng Mai trên đảo vẫn còn dòng dõi đông đúc. Họ lập thành làng gọi là làng Mai-an. ở ngôi nhà cũ của Mai thì họ lập đền thờ hai vợ chồng chàng. Nhân dân gọi là "ông bà tổ dưa Tây (hay dưa hấu)"[1].
Mk ko kể theo lời Mai An Tiêm nha !
Trong các câu chuyện em đã học từ đầu năm đến giờ, em thích nhất nhân vật Xa - xa - cô Xa - xa - ki trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy ở lớp 5. Vì Xa - xa - cô là một cô bé dũng cảm, yêu hòa bình, cô tin vào một truyền thuyết nếu gấp đủ 1000 nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng sẽ khỏi bệnh nhưng cô đã chết. Cô bé rất ngây thơ, hồn nhiên.
Bạn tham khảo nhé!
Ngày thứ hai Mai An Tiêm thả được số quả dưa hấu xuống biển là:
359+253=612 quả
đ/s....
Em thích Mai An Tiêm . Vì anh ấy rất chăm chỉ , chịu khó .
Là ng tìm ra hạt và trồng nên dưa hấu . Cũng rất thông minh khi đổi dua hấu để có lương thực
Em rất quý anh ấy
Tick cho mik