K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
- Đi đứng nhẹ nhàng, nói năng dịu ngọt
- Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Im lặng là vàng

27 tháng 3

ĂN: ăn trông nồi, ngồi trông hướng

NÓI NĂNG: lời nói chẳng mất tiền mua/lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

MẶC: áo chân cáy, váy chân sứa

ĐI ĐỨNG: đi đâu mà vội mà vàng/mà vấp phải đá mà quàng phải dây

 

30 tháng 6 2018


Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói


1.

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên


Đây là 2 câu ca dao nói về tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của người con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói.

2.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe


Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn

3.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.


4.

Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng


Câu tục ngữ có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt,cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người.

5.

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu


Câu ca dao trên người xưa muốn nhắn nhủ với người đời về hình thức và nội dung của một con người hoàn hảo, đó là: người càng đẹp, càng lịch sự, càng tế nhị thì phải biết mềm dẽo, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, làm ngược lại thì dẫu đẹp đến dâu cũng dễ thất bại trong giao tiếp và quan hệ xã hội.

6.

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay


Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa.Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.


7.

Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
 

Ý nghĩa của câu nói trên là: Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị dư luận cười chê.

8.

Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo


Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn.

9.

Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm


Câu này chuẩn nghĩa là rươu nhạt uống lắm cũng vẫn say. Người du có khôn nói lắm thì vẫn mắc lỗi như thường, chớ có nói lắm..năng nói là năng lỗi


10.

Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời


Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”

11.

Ăn có nhai, nói có nghĩ.


Phê phán điều đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm, nhưng chỉ cái tâm thì không đủ, cần phải có kiến thức về loại hình mà mình muốn phê phán, còn cái kiểu phê phán nói lấy được, hoặc nói cho sướng miệng, thì quả thật... không còn gì để nói.


12.

Một câu nhịn bằng chín câu lành


Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.


13.

Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.


Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi làdo “thùng rỗng kêu to”


14.

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.


Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người qua câu ca dao trên.

15.

Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.


Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa

16.

Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm


Câu thơ ý muốn châm biếm những người ăn nói không lịch sự, tế nhị

17.

Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề


Hai câu ca dao với ý nghĩa là hoa thơm thì được nhiều người yêu thích, giống với hình ảnh con người nói năng dịu dàng, lịch sự sẽ được nhìu người yêu mến.

18.

Lời nói, gói vàng


19.

Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.


Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

20.

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.


Câu này khuyên răn chúng ta không nên nói dối, vì khi bị lộ sẽ hối hận.! tk mk nha

30 tháng 6 2018

5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc , đi đứng , nói năng.

  • Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
    Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày
  • Một thương tóc bỏ đuôi gà
    Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
  • Lời nói chẳng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  • Muốn cho ngũ tạng được yên
    Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau
  • Nói chín thì phải làm mười
    Nói mười làm chín kẻ cười người chê
2 tháng 12 2021

 ăn mặc : Ăn lấy chắc , mặc lấy bền 

đi đứng : Đi đâu mà vội mà vàng , mà vấp phải đá ,mà quàng phải dây 

nói năng : Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .( học tốt )

2 tháng 12 2021

lên gg 

3 tháng 9 2016

Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Ai về Cao Lãnh thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn

3 tháng 9 2016

“Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến lục tỉnh thì mê không về”
“Ăn cho đã thèm” là cách nói đậm phong cách Nam bộ, nghĩa là ăn cho thỏa mãn nỗi khát khao được thưởng thức món ăn dân dã nhưng thú vị vô cùng.
Nét văn hóa thể hiện trong cung cách đối đãi khách. Đã là khách thì phải được đối đãi thật tình. Ngược lại, khách cũng phải hết lòng làm theo ý chủ nhà:
“Mình ăn thì hết, khách ăn thì còn”
“Còn” ở đây là còn tình còn nghĩa, nên dù cùng kiệt đến mấy cũng phải làm vui lòng khách đến nhà:
“Mỹ Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa
Anh đi đâu cũng ghé lại nhà
cùng kiệt em, em chịu , vịt gà đãi anh”

6 tháng 2 2022

Tham khảo nha bạn:

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.

2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Trồng lúa vào vụ chiêm  (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.

Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.

3. Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.

4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu  thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa

5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa. 

1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.

=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt

4. Một tiền gà, ba tiền thóc.

=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn

5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

b)       Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.

7 tháng 2 2022

cảm ơn bạn nha.

 

5 tháng 1 2023

giúp đi đang cần gấp

 

1. Thăng Long Hà Nội đô thành 
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ 
Cố đô rồi lại tân đô 
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây. 


2. Sông Tô một dải lượn vòng 
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh 
Sông Hồng một khúc uốn quanh 
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài. 


3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà 
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui. 


4. Sông Tô nước chảy quanh co 
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya... 


5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát 
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh 
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình 
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. 


6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ 
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này 


7. Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
Mịt mù khói tỏa màn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. 


8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về 
Làng anh có ruộng tứ bề 
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ... 

Hỡi cô mà thắt bao xanh 
Có về Kim Lũ với anh thì về 
Kim Lũ có hai cây đề 
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta. 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về 
Kẻ Vẽ có thói có lề 
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn. 

Hỡi cô thắt dải lưng xanh 
Có về Phú Diễn với anh thì về 
Phú Diễn có cây bồ đề 
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi... 

9. Làng tôi có lũy tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng 
Bên bờ vải nhãn hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 

Ai về Đào Xá vui thay 
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa 
Xóm Đông có miếu thò vua 
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu... 


10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu 
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng 


11. Lạy trời cho cả gió lên 
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành 

Nhong nhong ngựa ông đã về 
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn 

Đống Đa ghi để lại đây 
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am. 

Long thành bao quản nắng mưa 
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây... 

Trời cao biển rộng đất dày 
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi. 


12. Hỏi người xách nước tưới hoa 
Có cho ai được vào ra chốn này 
Và ướm lời hò hẹn: 
Hỡi cô đội nón ba tầm 
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang 
Phiên rằm cho chính Yên Quang 
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua... 


13. Ông quan ở huyện Thanh Trì 
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê. 


14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An 


15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô. 


16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường 
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh. 
Từ ngày ta phải lòng mình 
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen. 
Làm quen chẳng được nên quen 
Làm bạn mất bạn ai đền công cho. 
 

16 tháng 2 2022

TK

1. Học thầy không tày học bạn (không chỉ cần học hỏi từ thầy mà còn phải học từ bạn bè)

2. đi một ngày đàng học một sàng khôn (mỗi ngày ta học được một ít)

3. Học, học nữa, học mãi (không ngừng học tập, tiếp thu kiến thức)

4.Học một biết mười (khi học phải biết suy luận, tìm hiểu những kiến thức liên quan nữa )

16 tháng 2 2022

TK

1. Học thầy không tày học bạn (không chỉ cần học hỏi từ thầy mà còn phải học từ bạn bè)

2. đi một ngày đàng học một sàng khôn (mỗi ngày ta học được một ít)

3. Học, học nữa, học mãi (không ngừng học tập, tiếp thu kiến thức)

4.Học một biết mười (khi học phải biết suy luận, tìm hiểu những kiến thức liên quan nữa )

16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.

a, 

Biết ơn,nhớ ơn

b,

ND: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.

NT: ẩn dụ

c,

Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, truyền thống nhớ ơn, sống có tình có nghĩa. Phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến sức lực, thời gian, để rồi tạo ra thành quả để cho ta được tận hưởng.