Cho tam giác ABC và D di chuyển trên cạnh BC (D khác B và C). Đường tròn (O1) đi qua D và tiếp xúc AB tại B. Đường tròn (O2) đi qua D và tiếp xúc AC tại C. Gọi E là giao điểm thứ hai của (O1) và (O2).
a)CMR: Tứ giác ABEC nội tiếp đường tròn có tâm là O
b)CMR khi D chuyển động trên đoạn BC thì ED luôn đi qua một điểm cố định
!!HELP MIK VỚI MN ƠI!!
a) Xét đường tròn (O1) có AB tiếp xúc với (O1) tại B nên \(\widehat{ABD}=\widehat{BED}\) (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{BD}\))
Tương tự, ta có \(\widehat{ACD}=\widehat{DEC}\)
Cộng theo vế 2 đẳng thức vừa tìm được, ta có:
\(\widehat{ABD}+\widehat{ACD}=\widehat{BEC}\)
\(\Rightarrow180^o-\widehat{BAC}=\widehat{BEC}\)
\(\Rightarrow\widehat{BEC}+\widehat{BAC}=180^o\)
\(\Rightarrow\) Tứ giác ABEC nội tiếp đường tròn (đpcm)
b) Gọi T là giao điểm của DE với (O)
Trong đường tròn (O2), ta có \(\widehat{BDE}=180^o-\widehat{CDE}=180^o-\dfrac{sđ\stackrel\frown{CE}_{lớn}}{2}\) \(=\dfrac{360^o-sđ\stackrel\frown{CE}_{lớn}}{2}\) \(=\dfrac{sđ\stackrel\frown{CE}_{nhỏ}}{2}\) \(=\widehat{ACE}\)
Trong đường tròn (O), ta có \(\widehat{ACE}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{AE}}{2}\)
Lại có \(\widehat{BDE}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{BE}+sđ\stackrel\frown{CT}}{2}\)
\(\Rightarrow\dfrac{sđ\stackrel\frown{AE}}{2}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{BE}+sđ\stackrel\frown{CT}}{2}\)
\(\Rightarrow sđ\stackrel\frown{AB}=sđ\stackrel\frown{CT}\)
\(\Rightarrow\) AT//CB
Do đó T là điểm cố định \(\Rightarrow\) DE đi qua T cố định.
Bạn vào trang cá nhân của mình xem trả lời nhé.