K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Nguồn lực

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 15,7 nghìn km². Năm 2021, dân số là khoảng 17,6 triệu người, mật độ dân số là 1 119 người/km².

- Nằm ở phía bắc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lí và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong vùng có Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước.

- Phía đông tiếp giáp với vùng biển giàu tiềm năng, cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, có khả năng xây dựng cảng nước sâu và phát triển dịch vụ cảng biển.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có một số khoáng sản quan trọng như: than đá (chiếm 98,0 % trữ lượng than đá cả nước), than nâu, đá vôi làm xi măng, cao lanh....

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch, nhiều đảo, bãi biển và danh thắng nổi tiếng, trong đó có các di sản thế giới, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Vùng có nguồn lao động dồi dào với tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn tập trung nhiều nhất các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ với đủ loại hình đường bộ, đường cao tốc, các trục quốc lộ hướng tâm từ Hà Nội đi.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; cảng tổng hợp quốc gia Hải Phòng, cảng đầu mối khu vực Quảng Ninh. Đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

* Thực trạng

- Cơ cấu kinh tế của vùng hiện đại, trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm.

- Các ngành công nghiệp chủ đạo là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, chế tạo ô tô; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, dệt, may và giày, dép, khai thác than.... Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh nhờ khai thác lợi thế về tài nguyên, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hoạt động của các khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển.

- Là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có đóng góp lớn vào trị giá xuất khẩu của cả nước và là địa bàn có du lịch phát triển.

* Định hướng

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu cả nước với định hướng tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghệ cao: tài chính ngân hàng.....

23 tháng 12 2017

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

1 tháng 3 2017

a) Thế mnh

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

b) Thực trạng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 17,2 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 43,5%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 45,4%.

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 11,1%.

13 tháng 2 2016

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Thế mạnh : 

   + Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm Hài Phòng - Cái Lân.

   + Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

   + Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

   + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

   + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 17,2 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 43.5%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 45.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 11.1%

- Hướng phát triển

    + Công nghiệp : đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gay ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

    + Dịch vụ : chú trọng đến thương mại và các hoạt đọng khác, nhất là du lịch.

    + Nông nghiệp: Cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao

b) Vùng kinh tế trong điểm miền Trung

- Thế mạnh :

   + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bức và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc _ Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

   + Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 10,1 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 40.2%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 37.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 22.3%

- Hướng phát triển

    + Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

    + Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Thế mạnh :

    + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

    +  Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

    + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

    + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 25.9 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 49.1%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 41.4%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 9.5%

- Hướng phát triển :

   + Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

   + Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hang, du lịch... cho xứng đáng với thế mạnh của vùng

28 tháng 5 2017

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...

3 tháng 2 2023

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

3 tháng 2 2023

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

-Vấn đề nhập cư:

+Sau những cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỷ 15, số lượng người châu Âu sang Mỹ ngày càng nhiều, và chưa tính là người châu Phi bị bắt sang làm nô lệ

+Sau thế chiến 2, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ cực kì nhiều do những hậu quả khủng khiếp của cuộc thế chiến.

+Trong những năm gần đây, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ chủ yếu từ châu Phi, châu Á

-Vấn đề chủng tộc: Ở Bắc Mĩ thì gồm rất nhiều chủng tộc:Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it

-Những ảnh hưởng: Nó giúp cho dân số Bắc Mĩ ngày càng tăng cao, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội tại đây

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.

+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).

+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.

- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...

- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).