K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3

1. Vùng Kinh Tế Miền Bắc:

- Miền Bắc của Việt Nam là trung tâm kinh tế và chính trị của quốc gia, với các thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng.
- Vùng này đóng góp một phần lớn vào GDP của quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và công nghiệp.
- Ngoài ra, Miền Bắc cũng là trung tâm về văn hóa, giáo dục và nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
2. Vùng Kinh Tế Trung Bộ:

- Với các tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, và Thừa Thiên Huế, Trung Bộ là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
- Vùng này có vị trí địa lý quan trọng, nơi giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam, và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và du lịch của đất nước.
- Trung Bộ cũng là trung tâm của các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vụ.
3. Vùng Kinh Tế Đồng Bằng Sông Cửu Long:

- Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực có nguồn lực nước và đất đai phong phú, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam.
- Vùng này cũng đóng góp một phần lớn vào xuất khẩu nông sản và thủy sản của quốc gia, đồng thời là điểm đến của nhiều du khách khi tham quan vườn trái cây, làng nghề và cảnh đẹp tự nhiên.
4. Vùng Kinh Tế Nam Bộ:

- Nam Bộ có các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, và Đồng Nai, là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam.
- Với vị trí cảng biển lớn như cảng Cát Lái và cảng Sài Gòn, Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu và logistics của quốc gia.
- Ngoài ra, Nam Bộ cũng là trung tâm du lịch, giáo dục và khoa học công nghệ của Việt Nam.

7 tháng 11 2023

Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta (Biển Đông):

- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối), thủy sản, năng lượng (sóng biển, thủy triều),…

- Hệ sinh thái rừng ngập cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

- Điều hòa khí hậu: Nhờ có Biển Đông mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn nên khí hậu bớt khắc nghiệt (thiên nhiên khác hẳn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi).

- Môi trường cho các hoạt động kinh tế: giao thông vận tải trên biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch,…

3 tháng 2 2023

- Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta.

+ Kinh tế: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (vận tải biển, khai khoáng, thủy hải sản và du lịch biển) -> Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đóng góp GDP, tăng nguồn thu cho ngư dân,…

+ Văn hóa, xã hội: Hình thành các đô thị mới dọc ven biển, đa dạng văn hóa do dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

+ An ninh, quốc phòng: Hệ thống tiền tiêu để nước ta tiến ra biển trong thời đại mới, hội nhập kinh tế, bảo vệ đất liền,…

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

4 tháng 3 2022

TK#
 

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang)... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

 

21 tháng 5 2019

- Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.

- Các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3 tháng 2 2023

Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

- Đối với kinh tế:

+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…

- Đối với xã hội:

+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.

+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 11 2023

(*) Tham khảo: Thông tin về thuyền thúng

- Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển vùng Duyên hải miền Trung đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam.

- Nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời đó, thực dân Pháp đánh thuế rất nặng lên nhiều mặt hàng, trong đó có các loại tàu thuyền. Do đó, người dân nghèo đã nhanh trí đan những chiếc thúng để di chuyển trên sông nước để không phải nộp thuế vô lý.


- Quy trình làm thuyền thống thường bắt đầu bằng việc đan các miếng nan tre, lấy dây cước buộc chặt, đóng vào vành thuyền, sau đó quét một lớp vật liệu chống nước làm từ dầu dừa, dầu hắc ín, hoặc sợi thuỷ tinh.

- Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Hiện nay, thuyền thúng còn được sử dụng trong các hoạt động du lịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

(*) Gợi ý:

- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc

+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.

+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.

+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.

+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.

- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát

+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.

+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.

+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.

3 tháng 2 2023

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững..

8 tháng 5 2018

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 35,1% GDP cả nước, 56,6% GDP công nghiệp – xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. qua đó thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.