K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mong mọi người giúp mình nhé mình đang cần bài này gấp ạ                                    Cảm Ơn Mọi Người Ạ 

 

22 tháng 3
Lực là gì? 

Trước khi đến với cách biểu diễn lực chúng ta cần phải có kiến thức chung về lực là gì. Lực được giải thích với định nghĩa vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Khi một vật này tác dụng kéo hoặc đẩy lên một vật khác được gọi là tác dụng lực. Có rất nhiều hoạt động trong thực tế sử dụng đến lực. Ngay cả một vật khi đứng yên cũng đang có lực tác dụng lên vật đó. Trọng lực là một trong những lực cơ bản mà mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng. 

Như chúng ta đã biết, trái đất không ngừng quay và di chuyển theo quỹ đạo. Trọng lực chính là lực hút của trái đất giúp cho mọi vật có thể đứng yên trên bề mặt của trái đất. Nếu không có trọng lực, bất cứ đồ vật, con vật nào, hay cả con người cũng có thể bị văng trong quá trình trái đất quay. Trọng lực khi phân tích lực cũng có cách biểu diễn lực riêng biệt. Tuy nhiên, một vật không chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất. Một vật có thể chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Hay chúng ta còn gọi là tổ hợp lực. 

Lực là một đại lượng vectơ có phương, chiều độ lớn. Giống như trong toán học các em đã được biết đến. Khi phân tích lực, chúng ta cũng cần phải xác định rõ phương chiều của lực. Như vậy, chúng ta mới có thể biết được lực tác động lên vật như thế nào. Hay nói cách khác, khi chúng ta xác định được phương chiều của lực chính là cách biểu diễn lực trên hình vẽ. Trong trường hợp lực tác dụng lên vật là lực cân bằng. Vật không thay đổi quỹ đạo, hay di chuyển khi chịu tác dụng lực. Thì chúng ta vẫn phải phân tích và lý giải đâu là hai lực cân bằng tác dụng lên vật. 

 

Tác động của lực lên vật 

Trong thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra khi một vật đang chịu tác động của lực. Trừ khi có hai lực cân bằng tác động lên vật, khi chỉ có một lực tác động lên vật sẽ xuất hiện những hiện tượng sau:

  • Lực là nguyên nhân gây thay đổi vận tốc của vật. Khi một vật đang yên đột ngột chuyển động hoặc vật đang chuyển động chậm trở nên di chuyển nhanh hơn hoặc chậm hơn, ta nói rằng vật đang chịu tác động của một lực mới. Lúc này, chúng ta cần phân tích lực để xác định lực tác động mới. Phương chiều và độ lớn của lực sẽ quyết định sự thay đổi vận tốc của vật.
  • Lực tác động có thể làm biến dạng vật. Trong một số trường hợp, khi có lực tác động lên vật, vật không thay đổi quỹ đạo hay vận tốc di chuyển mà bị biến dạng. Khi chúng ta cầm một viên gạch và đập nó xuống đất, viên gạch bị vỡ, chứng tỏ nó đang chịu tác động từ tay chúng ta và mặt đất. Tuy nhiên, việc phân tích lực trong trường hợp này sẽ phức tạp hơn. Các bạn sẽ gặp những bài tập phân tích lực dễ dàng hơn trong khóa học Vật lý 8.

Khi nhận ra rằng vật đang chịu tác động của lực, ta có thể biểu diễn lực. Tuy nhiên, cách biểu diễn lực trong từng tình huống khác nhau. Phụ thuộc vào loại lực tác động, việc biểu diễn lực sẽ khó dễ khác nhau. Với các lực cơ bản như lực nâng, kéo, đẩy, việc biểu diễn lực khá dễ dàng. Để biểu diễn lực một cách chính xác, các bạn cần nhớ các quy ước khi biểu diễn lực.

Cách biểu diễn lực 

Để có thể biểu diễn lực chính xác, các em cần phải nhớ lực là một đại lượng vectơ. Khi biểu diễn lực, chúng ta sẽ biểu diễn như một đại lượng vectơ thông thường. 

Lực được biểu diễn là một mũi tên thẳng. Với gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. Hay chúng ta còn gọi đây là điểm đặt của lực, gốc của lực. Chiều và phương của mũi tên chính là chiều và phương của lực. Với những bài đã cho biết sẵn độ lớn của lực. Thì độ lớn này sẽ được quy ước với một tỉ lệ cho trước. Độ dài của mũi tên sẽ tuân theo độ dài được quy ước này. Đây chính là cách biểu diễn lực bằng hình vẽ dễ dàng nhất. 

Đối với những đề bài cho sẵn phương và chiều của lực thì các em sẽ dễ dàng biểu diễn lực hơn. Khi biểu diễn lực luôn phải nhớ hết tất cả các lực tác động lên vật. Tránh trường hợp biểu diễn thiếu lực gây sai, thiếu trong việc làm bài tập. Mọi vật đều được trọng lực tác dụng. Nếu đề bài không đề cập đến trọng lực. Các em vẫn phải vẽ trọng lực tác dụng vào vật như thế nào. Đây chính là điều mà một số em khi làm bài còn hay quên. Cách biểu diễn lực khác nhau tùy theo phương chiều, độ lớn của lực được biểu diễn.

Kí hiệu vectơ lực 

Ngoài ra, sau khi vẽ, phân tích lực, các em cần phải ký hiệu tên của lực vào hình vẽ. Như vậy, các em mới có thể nhận biết được đâu là lực tác dụng lên vật. Cách kí hiệu tên của lực chính là kí hiệu vectơ lực. Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên nhỏ phía trên đầu. Tùy theo tên của lực các em có thể ghi tắt phía dưới chân chữ F để thể hiện.

Đối với việc chỉ ra độ lớn của lực, các em chỉ cần sử dụng kí hiệu F và tên viết tắt. Độ lớn của lực không phải là vectơ lực nên không cần đến mũi tên trên đầu ký hiệu lực. Các em nên ghi chép lại những kiến thức này để học cách biểu diễn lực chính xác nhất. Chỉ cần thiếu một trong những điều trên đây, các em có thể làm sai bài tập của mình. 

Một số bài tập về cách biểu diễn lực

Đối với chủ đề này, bài tập của các em hầu hết sẽ là vẽ và phân tích lực. Một số dạng bài nâng cao hơn sẽ đòi hỏi các em vẽ phân tích. Sau đó tính toán và tính ra kết quả của tổ hợp lực. Tuy nhiên chỉ cần các em học cách biểu diễn lực chính xác. Thì những bước làm bài tập về sau sẽ rất đơn giản và không bị nhầm lẫn. Phân tích đủ các lực tác dụng lên vật các em sẽ tính toán được tổ hợp lực chính xác hơn. 

Bên cạnh việc vẽ và phân tích lực, các em sẽ được học về cách tính toán độ lớn của lực. Những công thức khác nhau để tính lực sẽ được đưa ra. Các em chỉ cần suy nghĩ và vận dụng đúng công thức sẽ có kết quả chính xác. Điều này sẽ được các thầy cô giảng dạy trên lớp theo từng trường hợp bài tập khác nhau.

7 tháng 4 2016

1. 

- Lực tác dụng lên vật: Trọng lực và lực căng dây

- Biểu diễn

P T

- Trọng lực P = 10.m = 10. 0,05 = 0,5 (N)

- Lực căng dây: T = P = 0,5 (N) (do lực căng dây cân bằng với trọng lực)

2. Trái đất hút em 1 lực bằng 10 lần khối lượng của em.

Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì phương, chiều của lực không thay đổi nhưng độ lớn của lực giảm.

11 tháng 4 2016

Đức Hưng: Vì phương và chiều của lực luôn hướng vào tâm trái đất, còn độ lớn thì càng lên cao sẽ càng giảm.

9 tháng 3 2022

C .-.

9 tháng 3 2022

C

17 tháng 10 2017

Đáp án: D

   Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

A. Lực hút của Trái đất có phương ngang,chiều từ trái sang phải

B. Lực hút của Trái đất có phương ngang, chiều từ phải sang trái

C. Lực hút của Trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 2: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo B. Lực hút của trái đất

C. Độ dãn của lò xo D.Trọng lượng của lò xo

 
24 tháng 3 2022

Câu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

A. Lực hút của Trái đất có phương ngang,chiều từ trái sang phải

B. Lực hút của Trái đất có phương ngang, chiều từ phải sang trái

C. Lực hút của Trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 2: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo

B. Lực hút của trái đất

C. Độ dãn của lò xo

D.Trọng lượng của lò xo

14 tháng 10 2021

Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn thì nó chịu tác dụng của
các lực cân bằng là: 
A: Lực hút của Trái Đất và lực kéo.
B: Lực hút của Trái Đất và lực cản mặt bàn.
C: Lực hút của Trái Đất và lực nâng của mặt bàn.
D: Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

31 tháng 10 2023

Để biểu diễn lực, dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

- Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.

- Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

- Ví dụ: Xách va – li với lực 30 N.
loading...

9 tháng 5 2023

loading...  

27 tháng 4 2016

-có hai lực

+lực kéo của sợ dây và trọng lực

-lực kéo của sợi và trọng lực là hai lực cân bằng ,lực kéo của sợi dây có hướng mũi tên đi lên còn trọng lực có hướng mũi tên đi xuống

-0,49 niutơn

2.lấy cân nặng của bạn nhân với 9,8 hoặc 10.Ko thay đổi vì trọng lực luôn có phương thẳng đúng và chiều hướng về trái đất và khối lượng của bạn ko thay đổi 

3

3