viết bài văn nghị luận về vai trờ của học tập bày tỏ ý kiến kiến tán thành
(ngắn )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có ý kiến cho rằng "LGBT không phải là bệnh" và tôi tán thành với ý kiến trên. Chúng ta biết rằng trong xã hội này không ai khi sinh ra được lựa chọn giới tính của bản thân cũng như tính cách của bản thân. Và quan niệm về LGBT luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm.
Trước hết, LGBT không phải là một căn bệnh và cũng như không có phương thuốc ,cách đặc trị nào như mọi người tưởng. LGBT hay LGBTQ, là từ viết tắt của từ đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (biosexual) , chuyển giới (transgender) và người có xu hướng tình dục khác biệt (queer). Cộng đồng LGBT còn được biết đến với tên gọi là cộng đồng thế giới thứ ba hay là những người đồng tính. Họ là những người bị thu hút bởi những người cùng giới như đồng tính nữ sẽ bị thu bởi phụ nữ hay đồng tính nam bị thu hút bởi đàn ông hoặc người lưỡng tính sẽ bị thu hút bởi người cùng hoặc khác giới tính. Nói đơn giản nhất, LGBT là một thể loại giữa những người cùng giới.
Hiện nay, trong cuộc sống, vấn đề về LGBT đã không còn quá xa lạ đối với xã hội, song nó vẫn rất cần sự quan tâm,chia sẻ từ xã hội để cho cộng đồng LGBT được hòa nhập với nơi họ sinh ra, đã và đang làm việc và sinh sống tại đó. Tiếp theo, điều quan trọng nhất là làm thế nào để ai đó nhận ra rằng mình thuộc cộng đồng LGBT? Chắc chắn sẽ có vài người nhận ra tính hướng thật của bản thân nhưng họ sẽ không thể hiện ra mà sẽ che giấu nó đi. Và hầu hết những người khác sẽ mất một khoảng thời gian thật dài để nhận ra tính hướng thật của bản thân.
Vậy tại sao mà một ai đó có thể là LGBT? Theo như các nghiên cứu khoa học thì hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của xu hướng tình dục này, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó là do sự tác động lẫn nhau phức tạp giữa các yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường. Có thể kết luận rằng, đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tình dục ở con người và đặc biệt hơn hết nó không phải là một căn bệnh.
Các bạn à, những người đồng tính cũng chỉ là những người bình thường mà thôi, họ cũng mang một quốc tịch, một quê hương, họ có tiếng nói, họ có suy nghĩ và tình cảm. Chỉ có một điều khác biệt duy nhất ở họ chính là khuynh hướng bị hấp dẫn trên phưong diện tình yêu đối với người cùng giới của họ. Tôi không cho rằng đó là xấu, đó là một loại bệnh cần phải chữa bởi chỉ cần là con người thì ai cũng sẽ mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và họ cũng vậy, cũng cần tình yêu để mưu cầu hạnh phúc, họ yêu người cùng giới, điều đó là không sai. Vì vậy tình yêu đồng giới cũng không sai. Tình yêu đồng giới cũng giống như giữa tình yêu giữa nam và nữ. Nếu nói tình yêu là sự rung cảm giữa hai trái tim hay như theo triết học mà tôi được biết: Tình yêu là một dạng tình câm đặc biệt của con người, là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi và gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và san sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình thì tình yêu đồng giới cũng tương tự như vậy thôi, là tình cảm đặc biệt của những người cùng một giới.
Thế nhưng tại sao họ cũng là con người vậy mà vẫn có nhiều người khước từ dang rộng tay để giúp đỡ họ, an ủi họ và lại còn kì thị họ nữa? Tôi biết họ có khuynh hướng tình dục không giống như những người bình thường khác nhưng tình yêu của họ cũng trân trọng và đáng quý mà. Các bạn à, chúng ta được tạo hóa ban cho rất nhiều điều tuyệt vời nhưng tuyệt vời nhất chính là tạo hóa cho chúng ta một trái tim phập phồng đầy những sự yêu thương, trái tim biết yêu, biết cảm nhận, biết rung động, trái tim biết kết nối một trái tim xa lạ khác cùng hòa chung một nhịp đập, một cảm xúc với nó.Chúng ta luôn có một xu hướng suy nghĩ về việc không thể nào mà yêu những người cùng giới tính được và điều đó sẽ khiến cho bạn trở nên cổ hủ,cố chấp, không có suy nghĩ thoáng với những người có tình yêu cùng giới. Có một câu nói tôi rất thích và đáng cho chúng ta phải suy ngẫm về nó, nó được nói bởi một trọng những người đàn ông quyền lực nhất - tổng thống Mĩ Barack Obama : “ Change is never easy, but always possible (Thay đổi không bao giờ là dễ, nhưng điều đó là có thể).
Và thật đáng mừng khi vào ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO). Hơn hết là tại đất nước Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn. Còn hơn thế nữa là các nước như Mexio,Cuba, Slovenia,Chile,..đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi. Đây chính là điều đáng mừng cho cộng đồng LGBT để họ có thể "sống thật" với chính bản năng của mình.
Tóm lại, tất cả chúng ta đều là những con người bình thường,ai cũng có quyền được sống vì vậy hãy đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng, không kì thị và coi đồng loại của mình là "những kẻ dị dạng".Chúng ta nên học cách cảm thông và dành tìm cảm bình thường cho cộng đồng LGBT, hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Đừng coi LGBT là một loại bệnh nào cả mà hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.
(Bạn tham khảo bài trên của mình để nói lên suy nghĩ bản thân về ý kiến nhé, ai cũng có một suy nghĩ riêng cả. Bài viết có tham khảo qua nhiều bài viết khác nhau nhưng đồng thời cũng có ý kiến của bản thân mình! Chúc bạn học tốt)
a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
Gợi ý:
Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vào vấn đềMở bài gián tiếp: thông qua một câu chuyện, một tình huống để dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận, trao đổib) Thân bài:
- Giải thích vấn đề:
Đối với một vấn đề cụ thể: tập trung giải thích từ khóa quan trọng hoặc phân tích khái niệm gọi tên của vấn đề dóĐối với câu tục ngữ, danh ngôn: giải thích từ khóa trọng tâm, giải nghĩa từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, sau đó giải thích ý nghĩa chung của toàn câu- Bàn luận về vấn đề:
Nêu thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề: tán thành/ không tán thànhĐưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm rõ lý do người viết tán thành/ không thán thành với vấn đề (bài viết cần có tối thiểu 2 lí lẽ)Các lí lẽ phải xoay quanh, bám sát về vấn đề cần bàn luận, như: Lý do tán thành với vấn đề; Ý nghĩa, vai trò của vấn đề; Nguyên nhân dẫn đến vấn đề; Hiện trạng của vấn đề…- Lật lại vấn đề: Mỗi vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống đều có tính tương đối, nên cần phải:
Nhìn nhận khách quan từ nhiều hướng, để thấy được những mặt trái của vấn đề đóBổ sung thêm những điều mà vấn đề còn thiếu sót, chưa được hoàn thiệnc) Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề đã bàn luậnĐề ra những phương hướng thực hiện, giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễnLiên hệ bản thân (người viết đã làm gì và chưa làm được gì)a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
--> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học dóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
→ Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Em tham khảo nhé !
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.
TK:
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.
Học tập là một quá trình rèn luyện, trau dồi kiến thức và kỹ năng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa thành công, hướng đến một tương lai tươi sáng.
Thứ nhất, học tập giúp con người tiếp thu kiến thức. Kiến thức là nền tảng cho mọi hoạt động, giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh và bản thân mình. Kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội... là những hành trang thiết yếu để con người tự tin bước vào đời. Thứ hai, học tập giúp con người rèn luyện kỹ năng. Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm... là những kỹ năng mềm cần thiết cho thành công. Quá trình học tập giúp con người rèn luyện những kỹ năng này, từ đó nâng cao khả năng thích ứng và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Thứ ba, học tập giúp con người hoàn thiện nhân cách. Học tập không chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức, mà còn là quá trình rèn luyện đạo đức, lối sống. Con người học cách làm người, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ và cống hiến cho xã hội. Học tập là một quá trình dài suốt đời. Không chỉ trong nhà trường, mà mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Học tập giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân, thích nghi với sự thay đổi của xã hội và đạt được những thành công trong cuộc sống.
Tóm lại, học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa thành công, hướng đến một tương lai tươi sáng. Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho xã hội.