K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Nét chính về giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay:
Giai đoạn 1967-1975:  Hình thành và phát triển ban đầu:
+ Tuyên bố ASEAN (1967) đánh dấu sự ra đời của ASEAN với 5 nước sáng lập.
+ Tập trung vào hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội và duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
- Giai đoạn 1976-1992: Thử thách
+ ASEAN đối mặt với nhiều biến động trong khu vực và quốc tế.
+ Tập trung vào giải quyết các vấn đề khu vực, xây dựng lòng tin và hợp tác.
- Giai đoạn 1993-2007: Phát triển mạnh mẽ:
+ Ký kết Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thúc đẩy hợp tác kinh tế.
 + Mở rộng thành viên với Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
- Giai đoạn 2008-nay: Hội nhập sâu rộng:
+ Thành lập Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột: Kinh tế, Chính trị - An ninh, Văn hóa - Xã hội.
+ Nâng cao vị thế và vai trò của ASEAN trên trường quốc tế.
- Thành tựu:

+ ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội.
+ ASEAN đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
- Thách thức:

+ Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống.
+ Cạnh tranh giữa các cường quốc.
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình hội nhập.
- Tương lai: ASEAN tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.

11 tháng 11 2018

Đáp án A

Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Xô- Mĩ đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Đông Nam Á là một trong những nơi diễn ra cuộc đụng đầu này với biểu hiện là cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954-1975). Do đó, mặc dù mục tiêu phát triển của ASEAN chủ trương tập trung phát triển kinh tế- văn hóa nhưng trong giai đoạn 1967-1976, tổ chức này lại chú trọng đến hoạt động chính trị- quân sự, để duy trì được nền hòa bình, an ninh của khu vực

15 tháng 7 2017

Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới tình hình phát triển của văn học Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do

   + Thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, quan niệm, tổ chức

- Từ 1945- 1975 đất nước trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn, tác động tới đời sống vật chất, tinh thần

   + Hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ hào hùng

   + Công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc

-> Hoàn cảnh đặc biệt, văn học phát triển và đạt thành tựu lớn

29 tháng 10 2018

* Giai đoạn 1: 1918 – 1929:

- Những năm 1918 – 1923:

     + Kinh tế phát triển vượt bậc.

     + Phong trào đấu tranh của công nhân diên ra mạnh mẽ và Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập(7/1922).

- Những năm 1924 - 1927 : ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

- Những năm 1927 - 1929 : khủng hoảng kinh tế - tài chính.

* Giai đoạn 2: 1929 - 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

* Giai đoạn 3 : 1933 – 1939:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.

- Nhật ra sức đi xâm lược đánh chiếm các nước khác.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ở châu Á, từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

+ Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.
+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

=> Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại

11 tháng 4 2017

- Giai đoạn 1918 - 1929 : thời kì phát triển xen lẫn suy thoái. Cụ thể :

+ Những năm 1918 - 1919 : phát triển.

+ Những năm 1919 - 1923 : khủng hoảng.

+ Những năm 1924 - 1927 : ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

+ Những năm 1927 - 1929 : khủng hoảng.

- Giai đoạn 1929 - 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.



9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới:

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

29 tháng 2 2016

-Nhón 5 nước sáng lập ASEAN : Bao gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Inđônêxia

+ Sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội):

            Mục tiêu : là nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.

            Nội dung : chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..

           Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế- xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…

Hạn chế : thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham những, quan liêu phát triển...

+ Từ những thập kỉ 60 – 70, chính phủ các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (hướng ngoại):

Mục tiêu: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá…

Nội dung: tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,phát triển quan hệ thương mại..

Kết quả : các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao,tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

             Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.

            Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.

10 tháng 3 2022

em tham khảo:

Diễn biến:

* Giai đoạn 1 (1884 → 1892)

- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

* Giai đoạn 1893 → 1892

- Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở

- Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp

- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

* Giai đoạn 3:

Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại

 

- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân

10 tháng 3 2022

Tham khảo 

Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? 

image

 

Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

 

14 tháng 8 2023

Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt:

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.

+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.

+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.

+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.

* Điểm tích cực và hạn chế:

- Tích cực:

+ Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi.

+ Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

- Hạn chế:

+ Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng.

14 tháng 8 2023

THAM KHẢO

* Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt:

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.

+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.

+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.

+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.

* Điểm tích cực và hạn chế:

- Tích cực:

+ Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi.

+ Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

- Hạn chế:

+ Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng.