Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, như:
+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục; trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.
+ Liên tục trong nhiều năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
+ Trung Quốc đã trở thành một trong những nước thu hút FDI hàng đầu thế giới.
- Những thành tựu trên đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.
Tham khảo:
Năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải cách nền kinh tế, những thành tựu này đã giúp vị thế Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.
Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:
+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng
+ Cơ sở hạ tầng phát triển
+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược
Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.
Tham khảo!
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.
+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).
- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.
Tham khảo:
- Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới, chiếm 25% GDP toàn thế giới.
- Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ cao trong giá trị xuất khẩu hàng hóa trên thế giới, Chiếm khoảng 8,4%. Quốc gia này là thành viên của nhóm G7 và G20 đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.
- Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn.
Tham khảo:
1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.
- Dẫn chứng
+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…
+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.
+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.
- Nguyên nhân
+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.
+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.
+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.
+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.
THAM KHẢO!!!
- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:
+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.
+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.
- Sự phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)
+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).
Tham khảo:
- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.
- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.
- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;
+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.
+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.
+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.
- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).
Tham khảo
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.
+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
+ Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.
- Các ngành kinh tế ở Nhật Bản:
+ Ngành công nghiệp Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản có cơ cấu công nghiệp đa dạng.
+Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản.
+ Ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động.
Tham khảo
- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:
+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.
- Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới:
+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…
+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.
+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.