K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 3

Hai ông cháu rất đỗi yêu thương nhau.

23 tháng 11 2016

đoạn thơ nào v bn ?

24 tháng 11 2016

Đọc bài thơ bếp lửa đó bạn

 

31 tháng 12 2022

Đọc truyện cổ nước mình tác giả như được “nhận mật”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

28 tháng 11 2023

nguyễn trần thành đạt sao cậu trả lời nhanh vậy,cậu là giáo viên

15 tháng 9 2023

Hồi nhỏ, em sống với bà bởi bố mẹ bận đi làm kiếm tiền đóng học, nuôi gia đình. Khi em lên mười tuổi nhà em chuyển lên thành phố sống, em xa bà, em nhớ bà vô cùng. Kể từ ấy em không còn được nghe bà kể những câu chuyện thường ngày, không được bà hướng dẫn cách trồng rau, đan chổi và làm việc nhà nữa. Em thích nhất lúc bà hướng dẫn em nấu cơm, món đầu tiên bà dạy em làm là rán trứng, bà hướng dẫn em đánh trứng bông lên, cuộn trứng lại cho đẹp mắt. Thành quả là món trứng rán của em trông rất đẹp mắt, thơm phức. Em vui lắm, bà cũng cười khen em giỏi.

22 tháng 3 2022

Bà thương cháu và cháu thương bà :))

22 tháng 3 2022

bruh 

11 tháng 5 2022

kkk

11 tháng 5 2022

câu chuyện j vậy bn. nói rõ hộ mik nha

 

19 tháng 12 2023

- Nghĩa của hai dòng thơ: 

+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. 

+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. 

→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. 

- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, … 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi:Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.Nhà văn Andersen kính mến!Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi:

Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.

Nhà văn Andersen kính mến!

Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho cháu có quyền được lựa chọn. ...

Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ đấy ạ. Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng… Đó mới là một cuộc sống mà cháu hằng mong ước, ông có biết?

Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy, trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới khác. Người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ.

Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ?...

Cô bé bán diêm.

(Trương Hải Nam, Trường THCS Lê Hữu Lập, Thanh Hóa)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Trong bức thư, cô bé bán diêm đáng thương đã ao ước về một thế giới mình muốn lớn lên sẽ như thế nào?

3. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm?

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về câu nói Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kì diệu.

1
2 tháng 12 2021

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Biểu cảm

2. Trong bức thư, cô bé bán diêm đáng thương đã ao ước về một thế giới mình muốn lớn lên sẽ:

- được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc

- Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng…

3. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm: chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời.

4.Tham khảo:

Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới         Chuyện người ăn xin Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

         Chuyện người ăn xin

 Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không còn gì để cho ông cả

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

_ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, cũng vừa nhận được cái gì đó của ông

1. Những chi tiết nào thể hiện cahs ứng xử của cậu bé đối với người ăn xin? Nhận xét về những hành động và lời nói của cậu bé?

2. Qua câu chuyện, theo em cả ông lão và cậu bé đều nhận được điều gì từ nhau?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

4. Trong xã hội, thấy có những cách đối xử với người ăn xin như thế nào? Nêu ý kiến của em vè những cách đối xử ấy ( viết khoảng 5 cau văn )

4

Vẽ hai đường thẳng có dạng chéo ( không thể thẳng vì đường thẳng kéo dái mãi mãi . Nếu vẽ thẳng 2 đường đó thì chỉ có 1 đường thẳng duy nhất ) , chỉ có 1 điểm chung là giao điêm của 2 đường thẳng đó.

19 tháng 9 2018

1) - Từ tôi lục hết đến ... nắm chặt bàn tay run rẩy của ông .

    - Cậu bé tui Ko có gì nhưng vẫn có gắng giúp ông lão những gì mình có thể làm !