Các bạn vẽ hộ mình nữa nhé giúp mình với mình đang cần gấp ạ Bài 1: Từ điểm M nằm ngoài (O;R) vẽ hai tiếp tuyến MA,MB và cát tuyến MCD với (O) (A,B là các tiếp điểm và cát tuyến MCD nằm trong góc AMO, MC<MD). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Cm tứ giác MAOB nội tiếp và OM vuông góc AB Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn tâm O. Hai đường cao BE,CF của tam giác ABC cắt nhau tại H. Cm tứ giác AFHE và BCEF nội tiếp đc đg tròn. Bài 3: Cho đường tròn (O;R) và điểm A ở ngoài đg tròn với OA > 2R. Từ A vẽ tiếp tuyến AB,AC của (O), (B,C là các tiếp điểm). Vẽ dây BE của (O) song song với AC; AE cắt (O) tại D khác E; BD cắt AC tại S. Gọi M là trung điểm của DE. Cm A,B,C,O,M cùng thuộc 1 đg tròn và SA^2=SB.SD Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính AC cắt BC tại H. Gọi I là trung điểm của HC. Tia OI cắt đg tròn (O) tại F. Cm AH là đường cao của tam giác ABC và tứ giác ABIO nội tiếp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. bạn hãy vẽ hình ra nhá.
Gọi I là giao của OA và (O;R) ,Tam giác OBI đều do OI = BI = BO = R ( Do tam giác vuông ABO có OA = 2R suy ra OI bằng R và BI là trung tuyến nên = 1 nửa cạnh huyền OA và = R nốt )
vậy góc BOA bằng 60 vậy góc BAO bằng 30 và BAC bang 60 ( do OA pân giác BAC ) vậy tam giác BAC cân tại A có A bằng 60 suy đều
b.có góc BOA bằng 60 suy ra góc AOS bằng 30 ( vì BOS là góc 90 ) mặ khác ÁO bằng 30 suy tam giác ÁO cân tại S
c. tam giác ASI cân tại S có I là trung điểm AO suy ra SI vuông vs AO tại I suy ra SI là tiếp tuyến
tính thì có 2 cách 1 là sin cos 2 là ta-let
IS =AI .tan30 = R. căn 3 chia 3
tk nha bạn
thank you bạn
-x----M----------------O---------------N------A------y--
diem N nam giua
bạn chép bài trên mạng để nộp cho cô giáo à
mình biết giải nhưng mình không giải đâu
Bài 1:
Xét tứ giác OAMB có \(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}=90^0+90^0=180^0\)
nên OAMB là tứ giác nội tiếp
Xét (O) có
MA,MB là các tiếp tuyến
Do đó: MA=MB
=>M nằm trên đường trung trực của BA(1)
Ta có: OA=OB
=>O nằm trên đường trung trực của BA(2)
Từ (1) và (2) suy ra OM là đường trung trực của BA
=>OM\(\perp\)BA
Bài 2:
Xét tứ giác AFHE có \(\widehat{AFH}+\widehat{AEH}=90^0+90^0=180^0\)
nên AFHE là tứ giác nội tiếp
Xét tứ giác BFEC có \(\widehat{BFC}=\widehat{BEC}=90^0\)
nên BFEC là tứ giác nội tiếp
Bài 4:
Xét (O) có
ΔCHA nội tiếp
CA là đường kính
Do đó: ΔCHA vuông tại H
=>AH\(\perp\)BC tại H
=>AH là đường cao tại đỉnh A của ΔABC
Ta có: ΔOHC cân tại O
mà OI là đường trung tuyến
nên OI\(\perp\)HC
Xét tứ giác ABIO có \(\widehat{BAO}+\widehat{BIO}=90^0+90^0=180^0\)
nên ABIO là tứ giác nội tiếp
Bài 3:
Ta có: ΔODE cân tại O
mà OM là đường trung tuyến
nên OM\(\perp\)DE
Ta có: \(\widehat{OMA}=\widehat{OBA}=\widehat{OCA}=90^0\)
=>O,M,B,A,C cùng thuộc một đường tròn
Xét (O) có
\(\widehat{BED}\) là góc nội tiếp chắn cung BD
\(\widehat{ABD}\) là góc tạo bởi tiếp tuyến BA và dây cung BD
Do đó: \(\widehat{ABD}=\widehat{BED}\)
mà \(\widehat{BED}=\widehat{SAD}\)(hai góc so le trong, BE//AC)
nên \(\widehat{SAD}=\widehat{SBA}\)
Xét ΔSAD và ΔSBA có
\(\widehat{SAD}=\widehat{SBA}\)
\(\widehat{ASD}\) chung
Do đó: ΔSAD~ΔSBA
=>\(\dfrac{SA}{SB}=\dfrac{SD}{SA}\)
=>\(SA^2=SD\cdot SB\)