K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo nka - Chúc bn hx tốtTừ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!
 
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
 
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
 
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích. 
13 tháng 3 2019

BTK :Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi không gian học tập đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam xưa là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh ẩn dụ để diễn tả cụ thể, gần gũi dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, đó là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích cho cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi, dân gian đã có những câu nội dung tương tự như câu tục ngữ trên:
Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng;
Làm trai đi đó đi đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học. Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước; tránh điều dở, điều xấu có hạl đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, chuyện đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học, tiến bộ của nhân loại nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có trí thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người. Đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn được lưu giữ trong hành trang của tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

20 tháng 5 2017

Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học.

Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.

17 tháng 10 2017

Câu thơ nói về vẻ đẹp của người phụ nữ xã hội phong kiến:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

11 tháng 6 2019

Câu thơ nói về vẻ đẹp của người phụ nữ xã hội phong kiến:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
2 tháng 3 2018

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).

   - Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

   - Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)

   - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)

   - Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)

   - Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)

   - Không khí lễ hội. (0.5đ)

   - Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

      + Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)

      + Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)

   - Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)

   - HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)

c. Kết bài (0.5d)

   - Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.

10 tháng 5 2023

   tham khảo:

                                 Bài làm

       Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

7 tháng 4 2023

- Các việc em đã làm để hưởng ứng Ngày hội An toàn giao thông ở trường:

+ Tham gia biểu diễn văn nghệ.

+ Tham gia chơi trò chơi

+ Tham gia hùng biện về an toàn giao thông

- Em đã tham gia chơi trò chơi cùng các bạn. Các trò chơi như xử lý tình huống,…. Mọi người đều rất hào hứng và nhiệt tình tham gia trả lời. Kết quả là đội em đã giành giải nhất.

Bài làm

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

# học tốt #

26 tháng 8 2019

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

~Châu's ngốc