Bài văn tả quyển hướng dẫn học Tiếng Việt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
a. Mở bài: Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2.
Mẫu: Kết thúc kì thi cuối học kì 1 căng thẳng, em trở về nhà và dọn dẹp lại góc học tập của mình. Phải mất một lúc, em mới có thể sắp xếp đồ đạc lại cho gọn gàng, vì những ngày ôn thi em đã quá lơ là việc dọn dẹp. Cuối cùng, em cất đi những cuốn sách giáo khoa tập 1 và thay thế bằng các quyển sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2. Vì trong đó có rất nhiều câu chuyện hay và bổ ích.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát về quyển sách:
Quyển sách đó tên là gì? Có hình dáng gì?Kích thước của quyển sách (chiều dài, chiều rộng, bề dày)So với quyển sách tập 1 thì quyển sách tập 2 có dày hơn không?Màu sắc chủ đạo của bìa cuốn sách là gì?- Miêu tả chi tiết quyển sách:
Bìa trước của cuốn sách có những thông tin gì? (tên tác giả, tên sách, tên lớp, tên nhà xuất bản…)Hình vẽ ở bìa trước là gì? Em có cảm xúc như thế nào về hình vẽ đó? Hình vẽ đó có chứa ý nghĩa gì đặc biệt không?Bìa sau của cuốn sách có những hình ảnh, thông tin gì? (tên các quyển sách khác cùng bộ sách lớp 5, huân chương, giá tiền…)Nội dung bên trong cuốn sách được chia thành bao nhiêu tuần? Mỗi tuần gồm các nội dung gì?Người ta đánh số trang như thế nào, ở đâu?Mục lục của sách nằm ở đâu? Tác dụng của mục lục sách đó là gì?
- Hoạt động của em đối với quyển sách:
Em tự bọc sách hay nhờ người thân bọc sách giúp? Em dán nhãn và viết tên như thế nào?Em đã đọc những nội dung nào đầu tiên trong quyển sách? (các bài tập đọc, câu chuyện…)Em đánh giá như thế nào về nội dung của quyển sách? So với quyển sách tập 1?c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2.
Mẫu: Cầm quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2 trên tay mà em vui sướng lắm. Và bỗng nhiên, em muốn thật nhanh đến trường để được học cuốn sách mới này. Niềm vui ấy, phần vì được khám phá những nội dung mới, phần vì lại nhanh được gặp bạn bè, thầy cô.
Bước vào năm học lớp 5, mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa và quyển sách luyện Toán và Tiếng Việt. Quyển sách mang nội dung của nhiều phân môn nhất chính là sách Tiếng Việt. Hai tuần trước Tết Nguyên đán, chúng em học đến sách Tiếng Việt tập hai.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng mười bảy xăng-ti-mét. Bìa sách được láng ni lon bóng, trong suốt.Quyển sách còn thơm mùi giấy mới. Từng hàng chữ của bài học in trên giấy tốt, màu trắng ngà. Mặt trước trang bìa in hàng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng kiểu chữ in hoa. Tên sách: Tiếng Việt 5, tập hai in liền kề bên dưới. Cuối trang sách in logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hình vẽ ở trang bìa là một bức tranh với khoảng không gian bao la, màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Hình in một nhóm học sinh ngồi trên bãi cỏ, bạn trai chỉ tay về đường chân trời. Xa xa, các bà, các chị đang cấy lúa, bác nông dân đang bừa trên ruộng. Bầu trời xanh trong. Phía chân trời, nơi tiếp giáp với mặt biển, thấp thoáng vài con thuyền ở ngoài khơi xa, trông thật bé nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Từng đàn hải âu tung cánh trên bầu trời. Cảnh đẹp của đất nước được hoạ sĩ thu gọn trên bìa sách thật tài tình: những ngôi nhà lấp ló trong cây; núi xanh thẫm, sừng sững đón sóng và gió biển.... Cảnh đẹp ấy cũng là một phần nội dung của quyển sách mà chúng em sẽ được học. Mặt sau trang bìa dán tem chống in giả của Nhà xuất bản Giáo dục, góc cuối trang có giá tiền quyển sách.
Sách dày độ một xăng-ti-mét, gồm hơn 170 trang bao gồm cả mục lục sách. Sau trang bìa lót có ghi tên của những người tham gia soạn sách và tên sách là đến trang ghi các kí hiệu dùng trong sách, phần cuối trang in tên Ban Biên tập sách, là phần không thể thiếu của một quyển sách khi ấn hành và xuất bản.
Chương trình Tiếng Việt học kì II gồm mười bảy tuần, bắt đầu từ tuần mười chín và kết thúc ở tuần ba mươi lăm. Nội dung bài học được sắp xếp theo từng chủ điểm, bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trang đầu mỗi tuần có hình minh hoạ được in màu. Bài học bố trí trên từng trang sách rất khoa học, dễ đọc, dễ tra cứu. Tên phân môn, tựa bài được in to, rõ ràng. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Tất cả ghi nhớ của bài học đều được đóng khung màu nổi bật trên nền giấy trắng. Các tiết ôn tập giữa học kì và cuối học kì II được soạn công phu, súc tích, rõ ràng giúp chúng em dễ học, dễ nhớ bài. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Sau mỗi tiết học nghe cô giáo giảng bài, mọi điều ghi trong sách của tiết học đó in sâu vào tâm trí em. Em xem lại sách là thuộc ngay bài, nhất là sau khi làm xong phần luyện tập. Để chuẩn bị bài mới, em đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong sách. Như thế, đến lớp, nghe cô giảng bài, em hiểu bài tường tận hơn.
Sách của em được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Em giữ gìn sách, không làm cong bìa, cong góc sách, không viết vẽ, ghi chú vào sách.Khi học, em lật giấy nhẹ nhàng, đóng và mở sách nhè nhẹ. Nhờ thế, sách của em luôn mới và sạch đẹp, nhìn rất thích.
Kiến thức vô tận của loài người đều được lưu giữ trong sách, trước hết là sách giáo khoa. Em rất quý sách, xem sách như người thầy thầm lặng cung cấp kiến thức cho em. Em giữ sách mới để cho em trai của em còn sử dụng
Viết một bài văn tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp 5, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao! Sách có hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một, vở kịch này xoay quanh những suy nghĩ, lời nói và hành động của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, thu hút được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em rất yêu quý quyển sách của em! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em đều cất gọn một cách cẩn thận, gìn giữ để sách không bị rách nát hoặc quăn mép. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Viết một bài văn tả cây hoa.
Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.
Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.
Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.
Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.
Nhiều người nói “hoa hồng là biểu tượng của tình yêu” bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.
Thế là một năm học mới lại bắt đầu, qua một kì nghỉ hè dài đầy vui vẻ, chúng em bước vào một năm học mới với tâm trạng đầy háo hức. Mới hôm nào còn bỡ ngỡ nắm tay mẹ bước vào cổng trường, là những cô cậu học sinh lớp một, bây giờ chúng em đã trở thành học sinh lớp năm, trở thành những anh chị lớn trong trường. Năm nay chúng em được học một bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới, và mẹ đã mua cho em một bộ sách giáo khoa mới, trong số những cuốn sách, cuốn mà em yêu thích nhất, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập một.
Trải qua mỗi lớp học thì chúng em được học những quyển sách giáo khoa khác nhau, không chỉ hình dáng, độ dày mỏng của những quyển sách này khác nhau mà cả nội dung và hình thức bên trong quyển sách cũng hoàn toàn mới lạ. Mỗi khi lên một lớp mới là em lại cảm thấy rất hứng thú và vui vẻ, khi được mẹ mua cho bộ sách giáo khoa mới, thì việc đầu tiên mà em làm đó là ngồi tỉ mẩn xem xét từng quyển sách một. Tuy không hiểu những nội dung viết trong sách nhưng em đều lật mở xem từng trang một, rồi ngồi đọc những nội dung viết trong ấy, dù nó rất mới lạ so với em.
Năm nay cũng vậy, mẹ em đi chợ và mang về cho em một món quà bất ngờ, đó là một bộ sác giáo khoa lớp năm mới tinh. Em đã òa lên vui sướng, cảm ơn mẹ rồi ôm vội những quyển sách mới, để ngăn nắp trên bàn học. Sau khi ăn cơm thì em lại ngồi xem xét từng quyển sách một. Và quyển sách em đặc biệt ấn tượng và yêu thích trong bộ sách mà mẹ mua cho em, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập một. Điều đầu tiên làm em yêu thích cuốn sách này là bởi vì kích thước của quyển sách rất vừa tay, không lớn quá, cũng không nhỏ quá. Nhìn cuốn sách trên bàn xinh xắn đến lạ kì, không chỉ vậy mà hình thức bên ngoài của cuốn sách cũng rất bắt mắt, hài hòa. Bìa của quyển sách Tiếng Việt này có màu tím nhẹ, đề mục tiếng việt được in chữ màu vàng rất nổi bật.
Điều làm em yêu thích nhất đó là hình vẽ ngoài bìa của cuốn sách này, trên đó có in hình một nhóm bạn đang ngồi học bài, có lẽ là các bạn đang làm bài tập nhóm, đặc biệt là nhìn khuôn mặt của ai cũng vui vẻ, hào hứng. Hình ảnh ấy được các bác họa sĩ vẽ rất đẹp, màu sắc cũng rất bắt mắt, làm cho bìa sách càng trở nên đẹp đẽ. Em rất thích hình ảnh minh họa này, không chỉ vì nó rất đẹp mà còn bởi vì rất ý nghĩa nữa, nó làm cho em có cảm giác hào hứng muốn được học ngay, em cũng mong muốn được cùng bạn bè học tập vui vẻ như vậy. Không chỉ phần hình thức trình bày bên ngoài cuốn sách đẹp đẽ, hấp dẫn, mà phần nội dung bài học cũng rất hay, em nghĩ nó sẽ là những kiến thức thực sự bổ ích cho chúng em.
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi trở thành một cô học sinh lớp năm, em cũng vui vì được làm những anh chị lớn ở trường. Cùng với sự vui mừng, hào hứng đó chính là cảm giác hồi hộp và mong chờ, sự mong chờ, hi vọng ấy càng lớn hơn khi mẹ đã mua cho em bộ sách giáo khoa mới, em mong chờ được học những cuốn sách đấy, và càng mong chờ hơn khi em sắp được học quyển sách tiếng việt mà em yêu thích nhất nữa.
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá.Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
mik nhanh nhất đó
Tham khảo:
Năm nay em đã trở thành học sinh lớp 5, đã thêm một tuổi, đã lớn hơn và trở thành học sinh cuối cấp của trường. Bố đèo em di chuẩn bị sách sở và đồ dùng học tập cho năm học mới, trong số đó, quyển sách Tiếng việt lớp 5 tập 2 chính là đồ dùng học tập mà em yêu mến nhất.
Quyển sách hình chữ nhật có kích thước khoảng 20X30 cm. Bìa sách màu xanh nhạt rất hài hòa và hợp lí cho mắt. Trên bìa sách có in hình những em nhỏ mặc những trang phục khác nhau và ngồi trên một quả đồi nhìn về phía bản làng. Em rất ấn tượng mói hình ảnh cậu bé mặc áo lá cây,đeo khăn quàng đỏ giơ lên cao chỉ về làng quê phía xa xa, miệng thì nở nụ cười thật tươi như đang trò chuyện về danh lam thắng cảnh nước mình. Trên bìa sách, dòng chữ Tiếng việt được in hoa màu xanh ở góc trên quyển sách, còn chữ lớp 5 tập 2 được in vừa vừa ở ngay dưới, bố cục vừa hợp lý lại thuận mắt nhìn. Bên trong sách đượ in bằng giấy màu rất rõ ràng và sắc nét, hình ảnh sống động dễ dàng lột tả được phần nào điều tác giả muốn gửi gắm. Từng trang sách được lật sang vẫn còn thơm mùi giấy mới, mùi đánh thức chúng ta phải chăm chỉ học tập. Những dòng chữ in mực đẹp, sắc nét, ngay ngắn thẳng hàng trên từng trang sách trông thật vui mắt. Mỗi trang sách là một mục để tìm hiểu khác nhau : Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Chỉ là một quyển sách nho nhỏ nhưng lại có thể giúp em rèn luyện được rất nhiều kĩ năng để bổ sung kiến thức môn tiếng việt vững vàng hơn.
Em rất yêu quý quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2 này, đó sẽ là người bạn đồng hành với em trong năm học tới, em sẽ giữ gìn nó thật tốt và biến nó trở thành trở thủ đắc lực để em có thể học tốt hơn môn tiếng việt.
A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. Về lịch sử tiếng Việt:
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...
Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:
1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :
Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.
2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.
3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.
4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay : Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
II- Về chữ viết tiếng Việt:
Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.
B- TRẢ LỜI CÂU HỎI
1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.
Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.
2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.
HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:
- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.
- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.
3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.
Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.
- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.
- Đặt thuật ngữ thuần Việt
Sách là một trong những nguồn tri thức có nhiều lợi ích quan trọng nhất đối với mỗi người. Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có những cuốn sách tâm đắc nhất. Với em thì cuốn sách tiếng Việt lớp 5 là cuốn sách mang nhiều ý nghĩa và gây ấn tượng với em nhiều nhất bởi cuốn sách không chỉ có một hình thức đẹp mà còn có những mục nội dung được trình bày một cách hợp lí, lô gic. Tất cả đã tạo nên những giá trị to lớn cho cuốn sách.
Cuốn sách tiếng Việt lớp năm là cuốn sách do nhà xuất bản giáo dục và đào tạo xuất bản. Với những hình bìa đẹp cùng những nội dung phong phú và lô gic, cuốn sách là một trong những cuốn sách mà em yêu thích nhất. Ngay từ ở ngoài trang bìa, cuốn sách đã hấp dẫn sự chú ý của em. Đó là hình ảnh của những người bạn học sinh từ rất nhiều những vùng miền đã cùng nhau tụ họp lại và cùng nhau nói chuyện và chỉ cho nhau thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Một chú bé đang chỉ tay cho bạn mình thấy hình ảnh của vùng biển phía xa với những ngọn sóng dập dềnh và những cánh chim hải âu đang dang rộng đôi cánh ở phía trên bầu trời. Đó là một bầu trời xanh rất đẹp với những con tàu đang vượt trùng khơi. Ở phía trước mặt, những người nông dân đang chăm chỉ làm ruộng trên những cánh đồng lúa bát ngát. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp về quê hương đất nước. Trên cùng của cuốn sách là dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính giữa quyển sách là những chữ cái in đậm màu xanh TIẾNG VIỆT cùng chữ cái màu đỏ tập hai. Và dưới cùng là dòng chữ in lô gô và biểu tượng của nhà xuất bản giáo dục. Nội dung của quyển sách cũng là một trong những điều mà em thích nhất từ cuốn sách. Vì là sách của kì thứ hai cho nên bài họ đầu tiên của cuốn sách bắt đầu từ tuần thứ 19. Với những chủ đề như: người công nhân, vì cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai. Đó đều là những chủ đề hay và cũng rất bổ ích đối với chúng em.
Mỗi một tuần, chúng em đều được học những tiết học đi cùng để có thể có những giờ luyện tập bổ ích nhất. những tiết luyện tập bao gồm: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện và luyện từ, câu. Mỗi chủ đề lại có những hình ảnh minh họa cho bài học một cách gần gũi để có thể cho chúng em tiếp cận với những bài học một cách tốt nhất. mỗi tiết học chúng em lại được luyện tập với những kĩ năng khác nhau và tất cả đều hình thành được khả năng làm văn của em được tốt nhất trong thời gian học tập. Ví như luyện từ và câu, tập đọc là giúp chúng em có khả năng luyện từ vựng hay giờ chính tả giúp cho em có thể học cách viết câu và luyện cho những chữ cái được đẹp hơn.
Cuốn sách tiếng việt tập hai là cuốn sách đẹp và hay. Mỗi trang giấy trắng tinh chứa những kiến thức mà em cần phải học tập. Những kiến thức đó sẽ giúp em có được những hành trang vào đời một cách xuất sắc nhất.
Sách là thứ không thể thiếu của con người. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.
Quyển sách rất đẹp, vừa cầm nó trên tay em đã mê ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày có tất cả 172 trang.
Ngay trang bìa là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.
Nhưng sách của cậu như thế nào? Màu, các chi tiết ngoài bìa sách
Học kì một của lớp 5 đã kết thúc. Bước sang học kì hai, em thay một số sách giáo khoa, trong đó có quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. Từ lúc nhìn vào bìa cuốn sách, em đã thấy thích thú và càng tìm hiểu nội dung bên trong quyển sách, em càng bị hấp dẫn.
Quyển sách được thiết kế hình chữ nhật, khổ 17x 24 cm, trông mới xinh xắn làm sao! Mặt bìa trước và bìa sau quyển sách láng bóng, được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài bìa phía trên in chữ TIỂNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau ngồi trên triền đồi nói chuyên vui vẻ. Trước mặt các bạn, những người nông dân đang hăng say cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tưoi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng. Quả là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, thể hiện cuộc sống thanh bình của đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, bìa trước còn ghi dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục. Bìa sau giới thiệu các cuốn sách khách trong bộ sách giáo khoa lớp 5 tập hai và có ghi rõ giá tiền.
Lật từng trang sách, em thấy mỗi bài học mang lại một vốn kiến thức mới lạ, đầy cuốn hút. Những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in đã mở ra kho tàng kiến thức lí thú và bổ ích với chúng em.
Quyển sách khá dày, gồm hơn môt trăm bảy mươi trang - những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in. Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dãn và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ lá phiếu vào thùng phiếu in hình huy hiệu đội viên, có dòng chữ "Sẵn sàng", thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều sử dụng màu chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo mỗi tuần đều có các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyên và Tập làm văn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp chúng em hứng thú hơn trong học tập. Đặc biệt, phần ghi nhớ sau mỗi bài học Luyện từ và câu được đóng khung với nền màu cam, tạo nên sự chú ý cho người đọc.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5 tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Em bọc sách và dán nhãn vở cẩn thận, sau đó nắn nót ghi họ tên mình lên nhãn vở. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách, luôn vuốt phang các góc cuốn sách và nâng niu, giữ gìn người bạn ấy.
Câu 1 :
Muốn thấy được tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du, chúng ta cần đặt các từ ngữ trong mục địch chỉ ra những nét tiêu biểu trong diện mạo hoặc tính cách các nhân vật " Truyện Kiều" cùng lúc so sánh đối chiếu với các từ tương đương, gần nghĩa, đồng nghĩa mà các nhà văn đó đã không sử dụng
Hai nhà văn đã sử dụng các từ ngữ sau đây :
- Kim Trọng : rất mực chung tình
- Thúy Vân : cô em gái ngoan
- Hoạn thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc sinh : sợ vợ
- Từ Hải : chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà : nhờn nhợt màu da
- Mã Giám Sinh : Mày râu nhẵn nhụi
- Sở Khanh : chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh : miệng thề "Xoen xoét"
Để thấy được mức độ chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ trên ta dùng cách : Đối với mỗi từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật nêu trên ta có thể hồi tưởng lại những chi tiết tiêu biểu trong " Truyện Kiều" với từng nhân vật đó mà Nguyễn Du đã viết.
Câu 2 :
Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn sau đây của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu :
" Tôi có lấy một ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn từ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của nó, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"
Câu 3 :
- Từ "Microsoft" là tên riêng của một công ty; từ "cocorruder" là anh từ tự xưng nên giữ nguyên
- Từ "file" cần thay bằng tiếng Việt là tệp tin . Từ hacker có thay bằng tiếng VIệt là kẻ đột nhập trái phép cho dễ hiểu.
I. VỀ TÁC GIẢ
Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
2. Cách đọc
Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...
Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.
3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…
(Ca dao)
- … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.
(Mai Văn Tạo)
- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Đặng Thai Mai sinh ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông có bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới
2. Tác phẩm
Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.
II. Trả lời câu hỏi
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2) : Nêu luận điểm khái quát
- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :
+ Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài
+ Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt
2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....
4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
Đây bạn nhé
Năm học lớp năm, em sử dụng rất nhiều sách. Ngày hai buổi đến trường, học tập ở nhà, bên em luôn có quyển sách Tiếng Việt lớp năm. Bố đã mua cho em từ đầu năm học với lời dặn dò thân thương: "Con phải giữ gìn sách cho tốt. Sách là thầy của ta đấy."
Quyển sách hình chữ nhật, dày hơn một phân có chiều dài 24cm và chiều rộng 17cm. Nền sách màu xanh, nổi lên hàng chữ nhỏ phía trên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dòng tựa đề Tiếng Việt 5 được in to, đậm và nằm gọn trong một khung kẻ xinh xắn. Sách do Nhà Xuất bán Giáo dục phát hành.
Đẹp nhất là bức tranh giữa bìa, hứa hẹn nhiều điểm mới lạ, lí thú về nội dung của quyển sách. Những bạn học sinh từ các miền của đất nước cùng ngồi trên thảm cỏ xanh mịn để tìm hiểu về thiên nhiên và con người Việt Nam. Đồng ruộng lúa xanh mơn mởn với các cô chú nông dân lom khom cấy lúa và đánh trâu cày bừa. Dòng sông êm trôi, mang nặng phù sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ tươi tốt. Những ngôi nhà chen chúc, bình yên sau lũy tre làng. Trùng điệp các ngọn núi sừng sững đón lấy gió từ biển thổi vào. Xa xa, phía chân trời, vô số tàu lớn bỏ lại phía sau tháp khoan đang phun lá phì phì. Phong cảnh đẹp và thanh bình hơn với đàn hải âu đi về rộn rịp. Bìa sau của sách màu trắng, nổi bật logo ngôi sao bạch kim. Gáy sách có cùng màu với bìa được viền đậm hai dầu và chính giữa là tựa đề.
Bên trong, các trang sách được in bằng loại giấy tôi, trắng mỏng nhưng rất mịn. Đầu trên là phần hướng dần sử dụng các kí hiệu. Kế đến, từng bức tranh sống động với màu sắc hài hòa nêu bật từng chủ điểm của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài học đều có hình ảnh đẹp. Nội dung gồm hệ thống ghi nhớ, luyện tập, các câu hỏi gợi ý; tất cả đều được bố trí màu sắc riêng giúp em dễ học tập.
Em rất thích quyển sách này, em đã bao bìa dán nhãn cẩn thận. Học xong, em cất lên kệ, bỏ vào cặp nhẹ nhàng. Đặc biệt, các chú thích riêng của em trên sách, em đều dùng bút chì nhằm giữ cho sách khỏi bẩn. Em sẽ cố gắng học thật tốt để bố mẹ và thầy cô giáo vui lòng.
Tick cho mình nha