K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.

- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

- Tác dụng của việc kết hợp:

+ Nội dung được triển khai rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.

+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa. Phương tiện phi ngôn ngữ giúp việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi hơn rất nhiều.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Toàn bài thơ không câu nào nhắc đến từ “hè” mà câu nào cũng toát lên màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị của mùa hè:

+ Câu 1: “ngày trường”

+ Câu 2: “hòe lục”

+ Câu 3: “thạch lựu”

+ Câu 4: “hồng liên”

+ Câu 5: Chợ cá sinh hoạt nhộn nhịp cho thấy đây là mùa hè trời êm biển lặng nên người dân đánh cá nhộn nhịp

+ Câu 6: “cầm ve”

+ Câu 7+8: khúc nhạc Nam phong

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...

Lời giải chi tiết:

Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.

- Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

- Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

7 tháng 5 2023

Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.

- Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

- Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

13 tháng 3 2023

- Những dòng thơ sử dụng từ “trên ngực tôi” là dòng 1, 11, 22

- Những dòng thơ sử dụng từ “trái tim” là dòng 2, 4, 13, 21

→ Cách sử dụng những từ ngữ đó của tác giả rất tinh tế, không lặp lại một cách vụng về, cố ý. Tác giả đã sử dụng những từ ấy để thể hiện sự gần gũi, thân thương, sự giao hòa giữa con người và động vật không phân biệt giống loài.

8 tháng 1

- Những dòng thơ sử dụng các từ ngữ "trên ngực tôi", "trái tim" :

+ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

+ Dưới con mèo trái tim tôi đang đập

+ Trái tim tôi hòa nhịp trái tim mèo

+ Trên ngực tôi một con mèo nằm ngủ

+ Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi

+ Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

+ Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.

- Cách sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi, thân thuộc đã bộc lộ rõ nét được tình cảm yêu thương, trân trọng với chú mèo của nhân vật "tôi".