K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1

- Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa.

- Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

- Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

- Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

- Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

- Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

- Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

- Năm 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi, cử Nguyễn Du làm Chánh sứ nhưng chưa kịp đi thì ông lâm bệnh nặng và mất.

3 tháng 3 2023

Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi:

- Là thời kì nước ta bị giặc Minh xâm lược, tuy nhiên, nhân dân ta vẫn anh hùng đứng lên đấu tranh và đem lại thắng lợi huy hoàng.

- Đất nước đã có sự thay đổi và phát triển về giáo dục: Đã bắt đầu có chính sách phát triền nhân tài và quan lại bằng khoa cử.

- Về văn hóa: Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

Những sự kiện và dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi:

- Năm 1406: Nguyễn Trãi dâng lên vua Lê bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh).

- Năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa toàn thắng, ông viết Bình Ngô đại cáo.

- Năm 1426, ông giúp Lê Lợi xây dựng đất nước về mặt văn hóa.

→ Những dấu mốc trên là tiền đề cho sự nghiệp văn học của ông.

29 tháng 8 2023

Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi:

- Là thời kì nước ta bị giặc Minh xâm lược, tuy nhiên, nhân dân ta vẫn anh hùng đứng lên đấu tranh và đem lại thắng lợi huy hoàng.

- Đất nước đã có sự thay đổi và phát triển về giáo dục: Đã bắt đầu có chính sách phát triển nhân tài và quan lại bằng khoa cử.

- Về văn hóa: Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

Những sự kiện và dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi:

- Năm 1406: Nguyễn Trãi dâng lên vua Lê bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh).

- Năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa toàn thắng, ông viết Bình Ngô đại cáo.

- Năm 1426, ông giúp Lê Lợi xây dựng đất nước về mặt văn hóa.

→ Những dấu mốc trên là tiền đề cho sự nghiệp văn học của ông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Về bối cảnh lịch sử, văn hoá của thời đại Nguyễn Trãi:

+ Giặc Minh cướp nước

+ Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Về cuộc đời Nguyễn Trãi

+ Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá văn học => nuôi dưỡng tư tưởng nhân nghĩa trong những sáng tác của ông

+ Nguyễn Trãi bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan => tạo ra lòng căm thù giặc sâu sắc trong những sáng tác của ông

+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn => thể hiện tình yêu dân tộc qua những sáng tác

8 tháng 4 2019

Người thanh niên yêu nước tìm đường ra nước ngoài

Lên án chủ nghĩa thực dân, thúc đẩy các phong trào giải phóng thuộc địa

Thoát khỏi nhà tù Victoria và chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước

Tổ chức các điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hoạch định đường lối kháng chiến, làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Đối phó với thù trong giặc ngoài, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ

Dự đoán về Đại thắng mùa xuân 1975

Nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, tấm gương đạo đức sáng ngời

8 tháng 4 2019

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

30 tháng 10 2018

Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của ông:

Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc thời phong kiến

    + Tuổi thơ, niên thiếu ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục

    + Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.

- Sống trong thời loạn, trực tiếp chứng kiến sự khủng hoảng, xã hội phong kiến Việt Nam

Ông có nhiều trải nghiệm cả cuộc sống phong trần cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người

- Ông sống trong thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân

- Nguyễn Du có điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước

→ Các yếu tố về cuộc đời ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách… nghệ thuật của ông

4 tháng 5 2017

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc... Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phán nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương vói giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao.

5 tháng 5 2017

- Thời đại và gia đình

  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

  • Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

  • Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời:

  • Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

  • Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

27 tháng 5 2017
Gợi ý

Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng:

   + Sinh năm 1380, cháu ngoại quan tư đồ Trần Nguyên Đán, con trai của Nguyễn Phi Khanh – một thầy đồ nghèo xứ Nghệ.

   + Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng các triều thần nhà Hồ, Nguyễn Trãi theo lời cha dặn , trở về tìm đường “Rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”.

   + Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô Sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao ….của Nguyễn Trãi.

   + Bước sang thời kì hòa bình (1429), Nguyễn Trãi bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi tha nhưng không được trọng dụng phải tìm về cuộc sống ẩn dật.

   + Vụ án Lê Chi Viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Hơn 20 năm sau vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

8 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....