K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

0
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh văn bản Trái tim Đan-kô: Truyện ngắn Bà lão I-déc-ghim gồm ba phần được ghép với nhau một cách khéo léo. Phần đầu là truyền thuyết về đứa con trai đại bàng, tên là Lác-ra (Larra), một kẻ cao ngạo, ích kỉ, tàn bạo nên phải chịu trừng phạt là sống trong sự đơn độc suốt hàng ngàn năm giữa thảo nguyên mênh mông. Phần thứ hai là hồi ức về tuổi trẻ...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh văn bản Trái tim Đan-kô:

 Truyện ngắn Bà lão I-déc-ghim gồm ba phần được ghép với nhau một cách khéo léo. Phần đầu là truyền thuyết về đứa con trai đại bàng, tên là Lác-ra (Larra), một kẻ cao ngạo, ích kỉ, tàn bạo nên phải chịu trừng phạt là sống trong sự đơn độc suốt hàng ngàn năm giữa thảo nguyên mênh mông. Phần thứ hai là hồi ức về tuổi trẻ tự do, phóng túng, cuồng nhiệt của bà lão I-déc-ghin. Phần ba là truyền thuyết về chàng Đan-kô, một chàng trai dũng cảm và vị tha trong cuộc đương đầu với lòng người yếu hèn và thiên nhiên khắc nghiệt. Ba câu chuyện do bà lão I-déc-ghin kể đều là những chuyện độc đáo về tuổi trẻ, về tự do, về những tâm hồn mạnh mẽ, rực lửa và đầy say mê.

0
1 tháng 2

* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.