K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, người đọc đã cảm nhận được bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách. Hoàn cảnh xa cách gây ra cho con người nhiều khó khăn thử thách, làm con người phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên qua đó, ta thấy được vẻ đẹp chung thủy, son sắt của con người.

26 tháng 8 2023

Lần trăng ngơ ngẩn ra về

Nỗi nàng canh cánh nào quên

Có khi gảy khúc đàn tranh

Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân

Có khi chuộc chén rượu đào

Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.

- Dù chỉ mới gặp một lần mà chàng thư sinh Tú Uyên đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngày nhớ, đêm thương, lúc nào cũng nhớ đến hình bóng nàng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy).

1
18 tháng 2 2017

Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.

- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:

+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...

+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...

+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

17 tháng 4 2018

Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết.

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến...
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0