Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) và “Giọt sương đêm” (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:
- Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.
- Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó.
- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):
Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.
Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến):
Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.
Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.
=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
Tác dụng: Giúp cho hành động của nhân vật trở nên rõ ràng, người đọc có thể dễ dàng hình dung hơn.