Nêu nhận xét của em về nội dung và hình thức của đoạn trích (trình bày khong khoảng 8 – 10 dòng).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam
Từ xưa đến nay người dân Việt Nam luôn giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, để biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Chính vì vậy, cứ đến ngày mồng mười tháng ba âm lịch, mọi người trên khắp mọi miền đất nước đổ về đền Hùng, thắp nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính đối với cội nguồn của mình. Đồng thời còn là dịp để quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm thức, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước. Là ngày dân tộc ta cùng nguyện một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phai cùng nhau giữ lấy nước”.
Em tham khảo :
Đoạn thơ tái hiện cảnh đoàn thuyền trở về sau một ngày lênh đênh trên biển khơi đã để lại trong ta vô vàn xúc cảm. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã làm sống dậy không khí đông vui, hối hả của người dân khi nhìn thấy cánh buồm ra khơi đánh cá trở về. Cảm nhận được không khí náo nức, rạo rực trong mỗi người dân vùng biển mà ta cũng vui lây trong niềm tự hào khôn cùng. Trong họ, trong mỗi người dân sinh ra và lớn lên ở vùng biển, họ biết ơn vô ngàn tới người mẹ bao la là biển khơi. Tấm lòng thành kính, sự ồn ã ấy như một sự biết ơn, sự vui mừng hạnh phúc của mỗi người dân chài nơi đây. Món quà của biển cả đẹp vô cùng! DÙ là ai, người đi đánh bắt hay người ở nhà chờ đợ thì họ đều chung một niềm mong mỏi "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" . Còn hạnh phúc nào lớn hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy? Trên hành trình người dân chài chinh phục tự nhiên chính là con thuyền ra khơi thầm lặn. Tế Hanh tinh tế từng chút trong xúc cảm và làm nên lời thơ thật đẹp về con thuyền, về khí thế lao động hăng say và cả những con người với nhiệt thành để hiến dâng.
Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...
Tham khảo!
Có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của của vùng châu thổ Cửu Long.
Tham khảo
Có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của của vùng châu thổ Cửu Long.
Tình cảm anh em sâu sắc giữa Thành và Thủy . Gia đình là điều quý nhất mà chúng ta nên giữ gìn hạnh phúc ấy . Nên sẻ chia cho những số phận không may của những đứa trẻ bất hạnh
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Phó may và thợ phụ là những người có tính nịnh nọt, tham lam và dối trá. Bác phó may tuy may xấu, cắt xén đồ làm tất và giày khiến ông Giuốc-đanh đi chật nhưng khi được bảo lại bảo ông Giuốc-đanh tưởng tượng. Trang phục bác phó may may cho ông Giuốc-đanh thì lố bịch, hoa còn ngược nhưng lại nói dối không chớp mắt là quý tộc thường mặc thế vì biết ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết và muốn thành quý tộc. Bốn thợ phụ đi theo phó may cũng có tính cách như vậy, nổi bật hơn cả là giả dối và nịnh nọt ông Giuốc-đanh bằng từ hoa mỹ vì biết ông ưa nịnh để từ đó trục lợi. Phó may và các thợ phụ thật tham lam và có thể nối dối, nịnh nọt mọi điều để đạt được lợi ích.
Đoạn trích trong “Nguyễn Trãi – về tác gia và tác phẩm” của Bùi Duy Tân đã đem đến cho bạn đọc những nhận thức mới mẻ về thơ văn Nguyễn Trãi. Đoạn văn đã đưa ra những bàn luận sâu sắc về ngòi bút chiến đấu của Nguyễn Trãi trong thơ văn. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc... Bằng cách lập luận chặt chẽ cùng những dẫn chứng thuyết phục, tác giả Bùi Duy Tân đã thành công làm nổi bật được tài năng của Nguyễn Trãi trong văn chính luận.