đề bài viết một bài văn nói về kỉ niệm của em với cô giáo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
Tham khảo bài này bạn nhé,
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Học sinh nghe thầy cô nhận xét và sửa lại bài theo lời nhận xét
bạn tham khảo
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên...
Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ "My pen" lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay...
Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình...
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không... Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào... Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra...Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa...Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng...Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn... Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng...Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu...
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ...
Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ
Tham khảo
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Gần một năm sống và học tập rong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn bè thân yêu. Mái trường quê nghèo những đơn sơ nhưng ấm áp tình người.
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
k cho mk nha! :0
Tham khảo nha!
1. Bài Mẫu Số 1: Nét Bút Đầu Đời
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 phần bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Bài 12 là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Tổng kết về từ vựng bài 12 đầy đủ.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận SGK Ngữ Văn lớp 9.
2. Bài Mẫu Số 2: Tấm Lòng Yêu Thương Của Cô
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.
Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.
3. Bài Mẫu Số 3: Cô Chủ Nhiệm Mà Em Kính Yêu
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!"
Hok tốt
Sau đây là bài viết của mình bạn tham khảo rồi sáng tạo thêm nha:
“Những nơi đẹp nhất là những nơi chưa từng đi qua, thời gian đẹp nhất là thời gian không thể trở lại". Trong mỗi chúng ta đều lưu giữ những kí ức về khoảnh khắc đẹp nhất, về một thời đáng nhớ của tuổi trẻ, ước mơ và hoài bão. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng ai cũng muốn có một chuyến xe để trở về những ngày tháng ấy. Tôi cũng vậy, tôi đang cất giữ những kho báu kỷ niệm vào nơi đẹp nhất của trái tim. Mỗi khi nghĩ về lòng lại ngập tràn cảm xúc nhớ nhung, đầy nôn nao và xúc động. Nhưng có lẽ kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là về cô Bình khi cô đã giúp tôi trải qua quá trình khó khăn trên con đường học tập. Để có được những thành quả như ngày hôm nay đều là nhờ sự dìu dắt năm nào của cô.
Chúng ta đều là những hành khách trên con tàu của thời gian. Đoàn tàu cứ đi mãi đưa chúng ta đến những trạm dừng chân rồi lại tiếp tục cuộc hành trình mà chính bản thân không biết đâu là điểm đến cuối cùng. Mỗi điểm dừng chân là một mốc đánh dấu sự trưởng thành của con người. Đi qua càng nhiều nơi, chúng ta thêm trải nghiệm mới nhưng lại quên đi một kí ức trong quá khứ trên những chặng đường cũ mà mình đã đi qua. Bạn còn nhớ được bao nhiêu chặng đường mình từng đi qua? Có lẽ điều làm tôi nhớ nhất chính là tuổi học trò tựa như một trái hồng chín khi đã nếm thử sẽ không thể quên được vị dịu ngọt ấy. Ai đã từng đi qua quãng đời học sinh chắc hẳn cũng không thể quên được những áp lực học tập phải vượt qua để có được kết quả tốt, giữ vững thành tích học sinh giỏi qua từng năm học phải đánh đổi bằng cả sự cố gắng nỗ lực. Mỗi ngày trôi qua đều là cùng với bài tập những buổi ôn học thêm đến tối muộn những suy nghĩ tiêu cực lúc nào cũng loanh quanh trong đầu tôi như một hồi hồi chuông thúc ép bản thân phải học mà không được phép ngừng nghỉ. Áp lực từ phía từ gia đình, việc học tập ở trên trường và từ những người xung quanh, ai cũng đặt niềm tin tôi sẽ tạo nên được những thành tích vượt trội hơn những người khác. Bản thân tôi cũng muốn cố gắng làm hết khả năng để không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ. Nhưng nhiệt huyết trong tôi lại càng ngày càng giảm xuống. Tôi bỗng muốn trở lại những năm học trước với những mùa hè mà không có những buổi học thêm dồn dập, những lớp học phụ đạo cho đội tuyển sắp xếp kín cả lịch học mà tôi phải từ bỏ rất nhiều hoạt động ngoại khóa với bạn bè. Có phải luôn là một học sinh tiểu học sẽ tốt hơn không? Giờ đây tôi mới rõ những giây phút ấy có giá trị ra sao vì tôi không bao giờ được thưởng thức mùi vị ngọt ngào ấy thêm lần nữa. Ngày ngày không cần lo nghĩ đến việc học mà có thể thoải mái tận hưởng những niềm vui cuộc sống. Khoảnh khắc ấy chỉ giản đơn như niềm vui có được một ly sữa nóng trước khi đi ngủ hay một cái kẹo ngọt được ông bà cho mỗi khi ngoan ngoãn mà lại mang đậm bao dư vị nỗi nhớ.
Càng nhớ nhung, càng khao khát tôi đâm ra chán chường, muốn từ bỏ, muốn sống lại khoảng thời gian vui chơi trước kia của mình. Con" sâu "lười dần ăn mòn tâm trí tôi. Tôi bắt đầu dành ít thời gian cho việc học hành hơn và sa đà vào mạng xã hội trò chơi điện tử. Có những hôm tôi lấy các lý do khác nhau để trốn những buổi học thêm. Trên lớp, tôi không còn chú ý đến bài giảng mà chỉ ngồi nghĩ về những bộ phim tối qua mình còn đang dang dở. Những lúc cô không để ý, tôi lại gục mặt xuống bàn ngủ tìm về những giấc mơ bay bổng đưa hồn đến những miền cổ tích xa lạ. Khi bạn bè ai cũng cố gắng thì dường như tôi bị tụt hoàn toàn về phía sau điểm số ngày càng thấp càng khiến tôi muốn bỏ học nhiều hơn. Tuy nhiên tôi không thể thực hiện được điều này vì bố mẹ còn kỳ vọng ở tôi rất nhiều. Tôi muốn từ bỏ nhưng không muốn làm bố mẹ thất vọng. Vì vậy khoảng một thời gian dài sau đó tôi luôn tìm cách học "chống đối" qua mắt thầy cô. Đặc biệt là đối với môn văn của cô Bình.
Có câu nói "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" quả là không sai. Học sinh chúng tôi luôn bày ra đủ trò để đối phó với các giáo viên trong giờ kiểm tra. Riêng đối với môn văn kiểm tra luôn được cô báo trước ngày nào sẽ kiểm tra vào một bài nào đó. Để đảm bảo không có hiện tượng sao chép bài của nhau, cô luôn chia thành hai đề chẵn lẻ với hai phần của văn bản giao xen kẽ lẫn nhau. Sau vài lần kiểm tra tôi đón được khách của vấn đề chẵn lẻ tương ứng với chỗ ngồi. Từ đó ở nhà tôi làm bài trước. Tôi chép từ tài liệu ra trước đến giờ kiểm tra ta chỉ cần ngồi chơi và đợi đến khi hết giờ là nộp bài. Như vậy, bài kiểm tra tôi luôn được điểm cao chót vót mà không ai nghi ngờ tôi gian lận. Ngay cả chính cô giáo cảm thấy hài lòng với kết quả làm bài của tôi. Tôi cũng lấy thấy mà tự hào rồi từ đó tôi bỏ hẳn việc học văn ở nhà mà chỉ chép bài trước đến khi kiểm tra rồi thì nộp cho cô. Kế hoạch hoàn hảo tưởng như không có một sơ hở nào. Nhưng" giấy không thể gói được lửa", không một việc xấu nào có thể thoát ra khỏi "ánh sáng" của sự thật. Tôi cứ nghĩ rằng gian lận kiểu này sẽ luôn trót lọt cho đến một ngày… và đó cũng là bước ngoặt khiến bản thân tôi thay đổi.
Tôi vẫn nhớ như in đó là một buổi chiều thứ ba như sự báo trước chúng tôi sẽ kiểm tra Văn vào ngày hôm nay. Tôi cũng đã sắp sẵn bài như mọi khi nên khi tất cả mọi người ngồi đọc lại bài thì tôi lại thảnh thơi ngâm nga một khúc nhạc coi bài kiểm tra nhẹ tựa lông hồng như không phải vấn đề của mình. Tiếng trống trường đã điểm cô giáo vào lớp phải điểm danh sĩ số trước khi kiểm tra. Lúc này tôi mới chợt nhận ra đứa ngồi bên cạnh mình hôm nay không đến lớp. Vậy là hôm nay tôi sẽ phải làm đề văn của nói nhưng đó đâu phải là đề tôi đã chuẩn bị. Ôi! Phải làm sao bây giờ. Chẳng lẽ cứ để giấy trắng để ăn trứng ngỗng sao. Không được, trước giờ tôi luôn được điểm khá nếu bài này không làm thì sẽ lộ mất. Lòng tôi rối bời, lo lắng nếu như vậy thì phải làm sao đây. Bài kiểm tra hôm nay tôi không học với chữ nào, cho tôi viết ra tôi không thể diễn tả được một ý nào trong bài văn của mình hết.
Thật sự mong có một sức mạnh nào đó có thể tự tôi vượt qua rắc rối ngày hôm nay. Bất giác đầu tôi vượt qua một ý tưởng :" Nếu không thể sử dụng cách cũ thì mình vẫn có thể mở tài liệu dưới ngăn bàn ra chép được mà ". Tôi nhớ lại kí ức lúc trước trong lớp cũng từng có người chép thành công trót lọt và nhận được điểm tốt. Với khả năng "quay cóp" thượng thừa chắc chắn không thành. Lúc tôi quyết định thực hiện việc này tôi không nghĩ sự việc sẽ bị bại lộ sớm đến thế. Có lẽ vì vị trí của tôi luôn được cô giáo chú ý nên lần này khi tôi bắt đầu" hành động" cô đã đi xuống dưới xem xét tình hình. Vì quá mải mê chép bài và tâm lý chủ quan tôi luôn đạt được điểm cao trong môn học này nên cô sẽ không chú ý đến việc tôi làm. Đang lúc say sưa chép tài liệu cho bài kiểm tra thì cô từ đằng sau bước tới. Một tiếng "Xoạt" nhanh chóng tập tài liệu đã nằm gọn trong tay cô. Vì khi cô lấy tập tài liệu quá nhanh tờ giấy tôi chép sẵn cũng đã bay xuống đất. Tôi hoảng hốt muốn nhận lại tờ giấy về nhưng đã quá muộn cô đã cầm trên tay tờ giấy lên trước tôi. Với kinh nghiệm của một giáo viên thì cũng không khó để cô đoán ra được âm mưu từ trước đến nay của tôi. Não tôi như bị tê liệt. Tôi có cảm giác tựa như có cái gì đó đang bóp nghẹt trái tim tôi từ bên trong tưởng như không thở được. Chính tôi cũng đang cảm nhận được "phong ba" sắp tới, cô là người tin tưởng tôi nhất. Dù có bao nhiêu ngờ vực về kết quả kiểm tra của tôi từ các bạn trong lớp nhưng cô vẫn tin đó là thực lực, còn giao được giao trách nhiệm cho các bạn kém hơn mình. Mà giờ đây chắc hẳn cô đang rất tức giận nhưng không, thay vào đó là một khuôn mặt tràn trề sự thất vọng. Đôi mắt ấy như một dòng nước xoáy sâu vào tâm trí tôi đến giờ bản thân tôi cũng không thể quên được. Không có sự tức giận, tất cả chỉ là một nét buồn bã với nỗi thất vọng hiện hữu rõ nét trên khuôn mặt của cô làm tôi ý thức được hành động tồi tệ mình đã làm. Có khi cô tức giận có lẽ tôi không có cảm giác tội lỗi đến như vậy nhưng cô chỉ nhẹ nhàng nói :
Thôi, em ngồi xuống làm bài tiếp đi. Hết giờ rồi lên gặp cô nhé. Giờ thì tập trung làm nốt bài kiểm tra của em đi.
Tôi ngồi xuống nhưng không thể cầm nổi bút để viết thêm chữ nào nữa. Không học thì có thể viết được chữ nào lên trang giấy trắng. Tất cả con chữ trên trang giấy này đều là "giả dối" chưa từng thuộc về tôi.
Xung quanh rộ lên những lời bàn tán nhưng giờ tôi đã không còn tâm trạng nào nữa để quan tâm những lời nói đó nữa rồi. Đầu tôi chỉ toàn hình ảnh về đôi mắt thất vọng của cô và hàng nghìn sự dằn vặt, tư tưởng đang đấu tranh trong lòng mình. "Tôi đã làm nên điều tồi tệ gì thế này?". Tôi đã phá vỡ niềm tin của một người luôn giành cho tôi niềm tin và cơ hội. Giá như tôi chăm chỉ học bài thì những điểm số đó chính là thực lực của tôi chứ không phải là nhờ gian lận mà có được. Giá như tôi chăm chỉ học bài hơn, sự việc ngày hôm nay cũng không xảy ra thì cô cũng không phải thất vọng nhiều đến thế. Nhưng tất cả chỉ là giá như… Có hai thứ trên đời không thể thay đổi, một là lời nói đã lỡ, hai là hành động đã làm. Con người không thể kiểm soát được thời gian không thể thay đổi, không thể né tránh được quá khứ chỉ có thể đối diện với hiện thực ngay trước mắt.
Trống trường đã điểm các bạn lần lượt nộp bài rồi ra về trước, chẳng mấy chốc trong lớp học chẳng còn ai khác ngoài tôi và cô ở lại. Tôi bước những bước chân nặng nề như có trùy cột vào chân. Lòng tôi thấp thỏm sợ hãi mong những bước đi chậm của mình có thể khiến tôi đến chỗ cô lâu hơn một chút có lẽ vì chính lòng tôi cũng có cảm giác không muốn đối mặt với cô sau tất cả. Cô cất tiếng nói phá vỡ bầu không khí im lặng trong lớp học :
Em ngồi xuống đi. Cô có một vài chuyện cần trao đổi với em.
Giọng cô phần mềm mại em ở những lúc cô cô đưa chúng tôi và những bài giảng nhưng vẫn phảng phất đâu đó một nỗi buồn thầm kín. Cô vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng như một người mẹ đang dạy dỗ đứa con thơ của mình nhưng tôi không có dũng khí để nhìn vào ánh mắt đấy :
Cô hiểu mọi việc rồi. Từ trước đến nay đều dùng cái này để dứt điểm những lỗ hổng kiến thức của em và có những điểm số gian dối như thế này em nghĩ xem có đáng để làm như vậy hay không?
Tôi muốn trả trả lời lại cô điều gì đó nhưng có gì đó giữ lời nói của tôi nuốt trở lại trong cổ họng. Miệng tôi lắp bắp nhưng không thể nói ra được một câu nào rõ ràng. Cô lại cất tiếng khuyên nhủ :
Thật ra cô đã dạy nhiều thế hệ học sinh và đây cũng là tình trạng chung của một bộ phận học sinh mới vào lớp Sáu. Các em đã quá quen với việc học thoải mái và thời gian vui chơi luôn nhiều hơn việc học tập. Khi lên cấp II việc thay đổi môi trường khiến các em không thể thích nghi được với việc học tập quá nhiều phải tiếp nhận một lượng kiến thức lớn khiến các em muốn từ bỏ. Và cũng vì thế nhiều học sinh cũng đã chểnh mảng kiến thức ở lớp dưới rồi càng lên những lớp trên kiến thức lại càng bị thiếu hụt đi nhiều. Nhưng em thử nghĩ xem, việc em học ở lớp Sáu là rất quan trọng, là một nền tảng kiến thức cho những lớp học trên nữa. Đặc biệt là tính xa hơn là tương lai sau này với các em chính là cánh cổng vào THPT, ngay từ khi những kiến thức cơ bản đã không có thì con đường sau này sẽ rất khó khăn. Vì thế mà điều em cần làm là phải chăm chỉ học hành ngày từ bây giờ, bổ sung lại kiến thức thì mới được. Còn những bài kiểm tra gian lận này cô không tính với em nữa nhưng sau này em phải cố gắng lên đạt được những điểm số thật tương xứng với khả năng của mình. Có biết khả năng của em học tốt nhưng vì không cố gắng mà mới dẫn đến việc này. Chỉ cần có ý chí thì không quá muộn để bắt đầu lại lần nữa.
Khoé mắt tôi ươn ướt, tôi không nghĩ cô sẽ hiểu cho cảm giác của tôi đến thế. Cô nhẹ nhàng xoa đầu tôi :
Đừng khóc, mọi phép màu sẽ biến mất. Sau này chỉ nên để nước mắt rơi vì hạnh phúc chứ đừng để chúng rơi vì ân hận làm một điều gì đó quá muộn màng.
Cô an ủi tôi vài câu rồi hai cô trò cùng trò chuyện về phương pháp học giúp tôi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ giây phút đó, tôi đã tự hứa với lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ niềm tin của cô.
Nhưng nó lại chẳng dễ dàng gì khi quãng thời gian tôi đánh mất đã quá lớn cùng với đó lượng kiến thức ngày một nhiều lên. Có những lúc tôi đã cảm thấy chán nản vì việc học như trước đây. Nhưng may mắn cô vẫn ở bên cạnh tôi khuyên nhủ động viên như một người bạn bạn thân thiết, điều này khiến tôi cảm thấy trân trọng cô rất nhiều. Đó là một hành trình khó khăn phải đánh đổi nhiều thứ. Trong khoảng thời gian đó tôi cũng nhận ra được nhiều điều. Chạm có lẽ chỉ mất 0,43s tìm kiếm trên mạng từ khoá này. Nhưng để chạm vào ước mơ thì cả là một thời gian "đổ mồ hôi" và đánh đổi bằng nước mắt mới có thể nắm được trong tay. Ngày tôi thông báo kết quả học tập của mình đến với cô.Tôi có thể cảm thấy được niềm hạnh phúc không giấu được trong từng lời nói. Thành công ngày ấy nếu không có cô thì tôi sẽ không bao giờ làm được và chạm tới được những ước mơ như ngày hôm nay. Cô như là một người mẹ thứ hai trong lòng tôi và là người luôn thấu hiểu cảm xúc của tôi, dìu dắt tôi trên những con đường ước mơ đẹp nhất.
Kỷ niệm luôn là những hồi ức đẹp đẽ mà chúng ta luôn đặt vào chiếc hộp muốn cất giữ mãi mãi trong hồi ức và cả trái tim. Có thể những kỉ niệm ấy sẽ trở thành dĩ vãng bị lãng quên. Thế nhưng mỗi ai từng đi qua khi rời đi sẽ đều mang theo những "hạt bụi quý giá". Đó sẽ là cái vĩnh hằng với thời gian chỉ trôi vào quên lãng khi trái tim này ngừng đập. Mỗi khi ùa về lòng tôi lại cảm thấy nôn nao hoài niệm. Lưng chừng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết nhưng cũng nhiều những bấp bênh khó nhọc. Tôi nhận ra con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng kỷ niệm thời đi học được cắp sách đến trường chính là những "hành trang" cho chúng ta sức mạnh đi qua mọi giông tố còn đang chờ đợi chúng ta ở tương lai phía trước.