K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

21 tháng 3 2021

ban co the lap dan bai nghi luan cho bai tren duoc khong.Giup minh voi nha.

18 tháng 11 2018

minh dang can gap

18 tháng 11 2018

MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ: Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

- Cô giao bài tập, em ngồi nghxi suốt buổi trưa rồi chằng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

TB: *Kể lại diễn biến câu chuyện:

- Ngạc nhiên, không biết đây là đâu.

- Thấy 1 cô gái hiền dịu bước ra.

- Giới thiệu, biết đó là Tấm.

- Vui mừng khi gặp được Tấm.

- Giới thiệu về bản thân.

- Kể lại kết thúc truyện sáng nay học. Đưa ra thắc mắc.

- Chị Tấm buồn rầu, chị đứng dậy và giải đáp: (Bạn có thể sử dụng cách giải đáp sau nhé!):

 A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Cảm ơn chị rồi tạm biệt ra về.

KB: Bừng tỉnh dậy và vui mừng cảm ơn chị Tấm đã giải đáp thắc mắc của mình.

(P/s: k dùm mình nhé! Cảm ơn trước nha)

4 tháng 10 2023

Bài 4

a) Do Cx // AB

⇒ ∠BCx = ∠ABC = 45⁰ (so le trong)

b) Do AB ⊥ AE

DE ⊥ AE

⇒ AB // DE

Mà Cx // AB

⇒ Cx // DE

c) Do Cx // DE

⇒ ∠DCx = ∠CDE = 60⁰ (so le trong)

⇒ ∠BCD = ∠BCx + ∠DCx

= 45⁰ + 60⁰

= 105⁰

18 tháng 11 2018

Bài lam :

Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.

Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:

- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?

- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?

- Chị là chị Tấm!

Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:

- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?

- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.

- Em nói thật mà, chị không tin sao?

Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.

Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:

- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.

Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.

18 tháng 11 2018

( Dàn ý mình không chi tiết mấy, mình ghi một số ý tưởng làm bài, khi viết bài văn hoàn chỉnh, bạn dựa theo các ý nha!)
LẬP DÀN Ý:

I: Mở bài:

Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ chị ấy đã mất. Sau đó, bố lấy mẹ và sinh ra tôi. Chị ta không có tình yêu của mẹ, còn tôi thì lúc nào cũng được mẹ yêu chiều và chăm sóc tốt. Bởi vì không cùng một mẹ đẻ ra nên tôi không yêu quý gì đến chị ta mặc dù lúc nào chị ấy cũng rất yêu thương tôi như em ruột. Một hôm, tôi được gặp nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám.

II: Thân bài:

- Miêu tả lại sự ngạc nhiên khi được gặp Tấm, miêu tả dáng người và vui vẻ nói chuyện cùng nhân vật này.

- Tấm hỏi tôi có biết Cám- người em cùng cha khác mẹ với Tấm không? Tôi trả lời là có và nhận xét luôn về nhân vật Cám này. Đặc biệt phải nhận xét một cách không có ấn tượng với nhân vật Cám.

- Tấm sẽ nói cho tôi biết mình cx giống như Cám trong câu chuyện và khuyên tôi bài học phải yêu lấy người chị cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nhận ra mình đã sai và yêu chị hơn.

- Bỗng nghe thấy tiếng mẹ gọi dậy, tôi biết đó là một giấc mơ nhưng giấc mơ đó thật ý nghĩa, tôi đi làm lành với chị và yêu chị ấy hơn.

III:KB:

Hai chị em tôi, mặc dù không phải cùng một mẹ đẻ ra nhưng chúng tôi giờ đã rất gắn kết với nhau, yêu thương nhau khiến bố mẹ vui lòng.

20 tháng 9 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

20 tháng 9 2019

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

18 tháng 11 2019

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

   + Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

   + Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

    + Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

    + Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

   + Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

    + Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ

Tượng voi bằng đá tại Lam Kinh - Thanh Hóa

đây nha cậu ;-;

22 tháng 2 2021

thank you nha

 

 

24 tháng 12 2017

bài 1                                                                                                                                                                                                                      Tuổi em bằng 4/15 tuổi cha                                                                                                                                                                                 tuổi anh là 18 tuổi                                                                                                                                                                                                tuổi em là 12 tuổi   

24 tháng 12 2017

dung ko

31 tháng 12 2021

số cá anh câu được là

13x3=39(con cá)

2 anh em câu được số con cá là

39+13=52(con cá)

đáp số 52 con cá

học tốt!

31 tháng 12 2021

free fire MAX