K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1 điểm) Có ý kiến cho rằng, tiếng cười cũng có sức mạnh của một thứ vũ khí chống lại cái chưa hay, chưa đẹp. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến ấy (khoảng 5 đến 7 dòng). Bài đọc:        (1) Hành động có ảnh hưởng mạnh hơn lời nói. Khi chúng ta cười, nét mặt chúng ta tràn ngập niềm hân hoan và tình thân mến. Một nụ cười niềm nở tự đáy lòng có thể thay cho lời nói: “Tôi thật sự quý mến anh!”...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Có ý kiến cho rằng, tiếng cười cũng có sức mạnh của một thứ vũ khí chống lại cái chưa hay, chưa đẹp. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến ấy (khoảng 5 đến 7 dòng).

Bài đọc:

       (1) Hành động có ảnh hưởng mạnh hơn lời nói. Khi chúng ta cười, nét mặt chúng ta tràn ngập niềm hân hoan và tình thân mến. Một nụ cười niềm nở tự đáy lòng có thể thay cho lời nói: “Tôi thật sự quý mến anh!” hay “Tôi thật sự rất vui khi gặp bạn vì bạn làm tôi hạnh phúc”.

       (2) Charles Schwab chia sẻ với tôi rằng chính nụ cười của ông mới đáng giá hàng triệu đô-la. Và ông hoàn toàn chính xác. Chính tính cách của Charles, sự duyên dáng, lịch lãm, khả năng làm mọi người yêu mến mình đã đem lại thành công vượt bậc cho ông; và nụ cười quyến rũ của ông là yếu tố quan trọng nhất.

       (3) Có một câu danh ngôn dành cho những người đang yêu: “Hãy yêu người nào có thể làm bạn luôn mỉm cười vì chỉ có nụ cười mới có thể xua đi những góc khuất tăm tối trong tâm hồn”.

       (4) Trong tình yêu, nụ cười có ý nghĩa lớn như thế. Đối với tất cả các mối quan hệ khác, nụ cười cũng đem lại những kết quả kỳ diệu như vậy.

       (5) Một hôm tôi được giới thiệu với danh ca Maurice Chevalier. Thú thật là tôi rất thất vọng khi nhìn thấy ông trong bộ dạng ủ rũ, lầm lì như một kẻ chết rồi. Bỗng có ai nói điều gì đó làm ông mỉm cười. Toàn bộ gương mặt ông bừng sáng như có tia nắng mặt trời xuyên qua đám mây mù… Không có nụ cười đó, Maurice có lẽ giờ đây vẫn còn đang cặm cụi đóng bàn ghế ở một xưởng mộc nào đó của Paris.

       (6) Nụ cười của một đứa bé cũng có tác dụng như vậy. Một ngày mùa xuân trong phòng đợi của bác sĩ thú y Stephen K. Sproul ở Raytown, Missouri, hôm đó rất đông khách đang nóng lòng chờ bác sĩ khám cho những con thú cưng của mình. Chợt một thiếu phụ bước vào với một đứa bé độ chín, mười tháng tuổi trên tay và một chú mèo con. Cô ngồi cạnh một người đàn ông đang hết sức bực tức vì phải chờ đợi quá lâu. Cháu bé ngước mắt nhìn và tặng ông ấy một nụ cười ngây thơ rạng rỡ. Tất nhiên, người đàn ông cười lại với đứa bé và cuộc chuyện trò của ông với mẹ cậu bắt đầu. Sau đó, mọi người trong phòng cũng tham gia vào câu chuyện của họ và không khí bực bội, căng thẳng bỗng dưng tan biến mất.

       (7) Phải chăng tôi đang nói đến nụ cười nhăn nhở giả tạo? Không đâu! Sự giả tạo không đánh lừa được ai. Một nụ cười thực sự, một nụ cười làm ấm lòng người phải xuất phát từ tận đáy lòng. Nó phải thể hiện sự quan tâm, mong muốn tìm hiểu về người đối diện.

(Theo Dale Carnegie, “Đắc nhân tâm”, NXB Trẻ, tr. 105, 106)

0
1. Hãy nêu 2  biểu hiện chưa đúng và 2 biểu hiện  đúng của việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ2. Có ý kiến cho rằng" Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp" . Em có đồng tính hay phản đối ý kiến đó? Tại sao?3.Theo em truyền thống của gia đình dòng họ,ảnh hưởng đến mỗi thành viên trong gia đình như thế nào?4.Em hãy 2 truyền thống tốt đep của gia đinh, dòng họ mình.5.Có ý kiến...
Đọc tiếp

1. Hãy nêu 2  biểu hiện chưa đúng và 2 biểu hiện  đúng của việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

2. Có ý kiến cho rằng" Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp" . Em có đồng tính hay phản đối ý kiến đó? Tại sao?

3.Theo em truyền thống của gia đình dòng họ,ảnh hưởng đến mỗi thành viên trong gia đình như thế nào?

4.Em hãy 2 truyền thống tốt đep của gia đinh, dòng họ mình.

5.Có ý kiến cho rằng: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đinh, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.Em đồy ý với ý kiến trên không? Vì sao?

6. Em hãy viết khoàng 10 dòng giới thiệu về một tấm gương giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mà em cảm phục. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó.

Chỉ em với

0
8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

24 tháng 1 2021

Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm. Thì với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ người đọc sẽ cảm thấy thật thắc mắc rằng chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh - người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.

Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn và ngậm ngùi, bao nhiêu sự tiếc nuối dành cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh” quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.

Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều - họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, chắc hẳn người đọc sẽ cảm thấy ám ảnh với cái chết của nàng Vũ Nương.

Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương. Chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lại đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, những đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lý không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đời làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.

Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai họa này. Vũ Nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực! Cái chết oan uổng quá đến từ người chồng độc đoán.

Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ bởi những nguyên nhân nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó chính là hiện thực xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “Nam quyền” chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung.

Như vậy, có thể thấy cái chết của Vũ Nương chứa đựng nhiều ý nghĩa thật sâu sắc.