viet mot bai van (400 chu) ta trai nghiem ma em da trai qua
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.
Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.
Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:
- Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?
Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:
- Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.
Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:
- Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!
- Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!
Cô giáo liền nói:
- Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?
Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:
- Vâng ạ.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.
tham khảo
Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.
Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.
Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:
- Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?
Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:
- Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.
Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:
- Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!
- Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!
Cô giáo liền nói:
- Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?
Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:
- Vâng ạ.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.
Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.
Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái...
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
— Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
— Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muôn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
— Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
— Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
— Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
— Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
— Con... — Tôi ngập ngừng. — Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đả nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn.Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Đêm Trung Thu, thôn em tổ chức một đêm hội rất vui và ý nghĩa. Em rất phấn khích khi được cùng bạn bè tham gia hoạt động này.
Từ 6h tối, em đã xúng xính để chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm. Em mặc áo quần đơn giản, đi giày thể thao để tiện đi rước đèn với các bạn. Mẹ đã mua cho em chiếc đèn lồng hình chú cá mập từ hai ngày trước, hôm nay cuối cùng cũng được sử dụng. Qua 7h tối, em háo hức đứng chờ ở trước cổng. Từ đầu con ngõ vẳng lại tiếng nói cười ríu rít cùng quầng sáng rực của những chiếc đèn lồng. Em biết ngay là đoàn rước đèn sắp đến. Thế là em liền bật chiếc đèn lồng của mình lên làm tín hiệu để gọi các bạn đến đón. Cứ như vậy, em gia nhập đoàn rước đèn và đi vòng quanh làng. Khi đoàn người đến nhà văn hóa thôn, thì đã có cả một đoàn dài các bạn nhỏ. Tại sân nhà văn hóa, các dì các cô đã chuẩn bị các mâm bánh kẹo, hoa quả vô cùng thơm ngon. Các loại bánh trung thu, rồi quả bưởi hình con chó, các loại kẹo dẻo đều thật là bắt mắt. Chúng em sung sướng chạy ùa vào để cùng nhau phá cỗ. Vừa ăn bánh kẹo, chúng em còn được nghe chị Hằng kể chuyện trung thu, được cùng nhau hát các bài hát hay và thú vị. Tuyệt vời nhất, là khi có đoàn múa lân nhảy theo tiếng trống. Nhìn hai chú lân nhảy lên các bàn gỗ, rồi uốn lượn, gầm gừ mà em mê tít. Mãi đến khuya, đêm hội mới dừng lại, chúng em lần lượt được bố mẹ đến đón về nhà
Những cảm xúc tuyệt vời trong đêm hội trăng rằm khiến em nhớ mãi khong quên được. Em mong rằng, vào tết Trung Thu năm sau, em sẽ lại được tham gia một đêm hội tuyệt vời và ý nghĩa như thế.
Tick cho mình nha
tôi lạy bạn 400 dòng e tớ già ròi lạy lạy lạy