K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2023

làm cho người đó không nhìn thấy người con trai đó 1 thời gian dài 

28 tháng 11 2023

làm kiểu j ạ?????????/

3 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc :

1. Mở Bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Cờ bạc là một tệ nạn vô cùng nguy hiểm đối với đời sống xã hội

2. Thân Bài

- Giải thích: Cờ bạc là một loại hình giải trí không lành mạnh, kiếm tiền dựa vào sự may rủi, đỏ đen

- Thực trạng: Cờ bạc diễn ra dưới nhiều hình thức: Đánh lô, xổ số, cá cược, cá độ... Với sự phát triển, xuất hiện thêm hình thức đánh bạc qua Internet...

- Nguyên nhân: Con người tìm sai hình thức giải trí cho bản thân, ham tiền, muốn kiếm tiền không dựa vào may mắn, không muốn lao động. Do bị người xấu xúi giục...

- Hậu quả: Bản thân người tham gia cờ bạc có thể bị đi tù, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đó và cho toàn xã hội

- Biện pháp khắc phục: Nhà nước, pháp luật, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, rà soát kỹ lưỡng, ngăn chặn cờ bạc. Tuyên truyền với người dân, nâng cao ý thức của dân về hiện tượng này để ngăn chặn nó lại.

3. Kết Bài

Liên hệ, mở rộng vấn đề: Tránh xa tệ nạn cờ bạc này và chung tay phòng chống tệ nạn này.

          #~Will~be~Pens~#

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong...
Đọc tiếp

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.

- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?

- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1
14 tháng 9 2023

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

            Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

            Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

Đề văn: Tả người bạn thân của em ở trườngThành thật mà nói em chả có người bạn nào đủ thân để gọi là bạn thân cả. Lý do thì vừa là em không muốn và cũng không có ai hợp tính với em hết, nói thế này thì cũng hơi kì quặc nhưng mà em nói chuyện, chơi đùa hay tặng quà cho một bạn nào đó đều nằm trong quy tắc xã giao của em mà thôi chứ em không hề coi ai là bạn thân dù em và người...
Đọc tiếp

Đề văn: Tả người bạn thân của em ở trường

Thành thật mà nói em chả có người bạn nào đủ thân để gọi là bạn thân cả. Lý do thì vừa là em không muốn và cũng không có ai hợp tính với em hết, nói thế này thì cũng hơi kì quặc nhưng mà em nói chuyện, chơi đùa hay tặng quà cho một bạn nào đó đều nằm trong quy tắc xã giao của em mà thôi chứ em không hề coi ai là bạn thân dù em và người đó đã nói chuyện chơi đùa trong thời gian dài hay là tặng quà sinh nhật thì tất cả điều đó với em chỉ là xã giao. Nói chuyện, chơi đùa cùng nhau, tặng quà sinh nhật  hay bất kí một hành động nào trong có vẻ thân thiết như là nắm tay, ôm… đều chỉ là xã giao, không hề có bất kì hành động nào trong số đó là vượt quá bạn bè bình thường. Và nếu em có một người bạn thân nào thì đó chắc chắn không phải là con người, đó có thể sách, những chú cún con hay một nhân vật trong phim hoạt hình chứ tuyệt đối không phải là người. Điều này có vẻ hơi vô lý nhưng mà thật sự em không muốn và cũng không thể có bạn thân. Bây giờ nếu ai đọc thứ này sẽ nghĩ em bị điên hay tlhứ gì tương tự nhưng thật sự em đâu có bạn thân và bây giờ nếu em viết thì chẳng phải là nói dối sao. Mà em thì không muốn người ta gắn cho cái mác nói dối đâu, bị kêu là đồ dối trá có thể khiến em mất bình tĩnh đấy. Đọc đến đây chắc lại có người nghĩ em có vấn đề về tâm lý, em làm gì mà có vấn đề về tâm lý em vẫn ổn và không sao cả, nhưng em chỉ muốn yêu cầu một điều không phải ai cũng có bạn thân đâu, hãy cho em một đề văn khác. Nếu có đề khác em chắc chắn sẽ làm được còn cái đề này coi như bỏ mong mọi người góp ý cho em với ạ chứ em không biết phải làm sao với cái đề này

7
21 tháng 2 2022

Bạn có câu hỏi ko vậy?

21 tháng 2 2022

???????????????? ảo à

5 tháng 10 2019

Tôi không bao giờ tin vào những lời nói kiểu như "tiền nhiều để làm gì?", "tiền có mang lại hạnh phúc hay không?" hoặc "sống không cần tiền"... Nếu không từng bôn ba, thành - bại vì tiền, họ sẽ không đủ cảm xúc để phán những câu kiểu như vậy.

Không thể phủ nhận chuyện cuộc sống vẫn còn có những giá trị mà chưa chắc tiền bạc chen chân vào được. Tuy nhiên, gom tất cả điều đó mà phán bằng những câu hỏi tu từ về tiền bạc kiểu như trên, thì không ổn.

Khi đặt câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?", không biết ông chủ cà phê Trung Nguyên còn nhớ câu chuyện ông từng bộc bạch trên một tờ báo về thời ông còn tay trắng, người thân mổ ruột thừa nhưng ông không có nổi 2 triệu để lo viện phí. Chính điều này đã hình thành nên động cơ để ông phải làm giàu.

Đây là câu chuyện đẹp dành cho những người muốn sống có ích. Trong một khoảnh khắc hay hoàn cảnh nào đó, chẳng có điều gì cũng như chẳng có lời "chân lý" nào đủ mạnh để mang lại hạnh phúc bằng việc có tiền, khi bạn đang rất cần.

Một xã hội dù có văn minh hay chậm phát triển như thế nào đi nữa, luôn cần phải có tiền để phát triển. Con người cũng vậy. Lúc mà bạn đang thuyết giáo về những vấn đề kiểu như "tiền bạc có phải là mục tiêu của cuộc sống hay không", bạn hãy nhớ về thời khắc mà bạn khát tiền nhất.

Tôi tin, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh cũng như tầm quan trọng của tiền bạc. Và không ai có thể sống mà không cần tiền, dù là cách này hay cách khác. Bạn không thể chinh phục một cô gái nếu rỗng túi. Bạn không thể chủ động giành lại cuộc sống cho người thân nếu trong người chẳng có xu nào.

Thậm chí khi ly hôn, bạn muốn giữ lại những gì mình xứng đáng được hưởng như phần tài chính nào đó, cũng chẳng có gì sai, vì tiền bạc phải minh bạch.

Tôi cũng hiểu rằng, sức mạnh của tiền bạc là vô biên, có thể mua mọi thứ, ngay cả tình yêu. Nhưng tôi vẫn luôn tin vào những giá trị khác có thể chiến thắng được sức mạnh của vật chất, dù giá trị đó không hề phủ nhận tầm quan trọng của tiền bạc.

Chỉ tuần rồi thôi, dư luận cảm thấy ấm áp khi cô lao công ở bệnh viện Chợ Rẫy nhặt được hơn một trăm triệu đồng, và cô trả lại cho người mất ngay tại bệnh viện, hay vợ chồng một anh công nhân ở Bình Định đã phải nhờ đến bạn đọc hỗ trợ để cứu con mình lúc ngặt nghèo nhất.

Dù con của anh chị vẫn phải tiếp tục điều trị, anh chị đã dùng hết số tiền tiếp theo mà bạn đọc gửi về để chia sẻ cho hoàn cảnh những ca cấp cứu khác, còn anh chị lại tiếp tục đi làm công nhân để tự lo cho con…

Trong yêu đương cũng vậy. Dù tiền có thể mua được cái gọi là tình yêu, bạn hẳn cũng từng chứng kiến có những người từ chối danh vọng, vật chất từ người khác để được về với tình yêu của mình. Tiền mua được yêu đương, nhưng tâm trạng khi yêu thì tiền đâu mua được.

Cái gì mua được bằng tiền, thì đều rẻ tiền. Hiểu được điều đó, chúng ta mới biết trân trọng mà ấm áp hơn trước một suy nghĩ, nghĩa cử, hành động xuất phát từ bản chất tình thương, bất chấp tiền bạc. Điều này mới tạo ra hạnh phúc.

Tiền quan trọng vì nó có thể tạo ra hạnh phúc, nhưng không phải hạnh phúc nào cũng được tạo ra bởi bản chất của tiền bạc.

15 tháng 3 2022

Những học sinh hiện nay đa số đều không học hành, đua đòi, ăn chơi, theo những bạn xấu mà sa vào tệ nạn xã hội như hút chích ma túy, hút thuốc lá, mại dâm. Vì đa số các bạn học sinh chưa đủ tuổi và đủ nhận thức về tính nghiêm trọng của những tác hại mà tệ nạn xã hội sẽ gây ra cho chính bản thân mình và cho gia đình, xã hội. Chính vì thế mà rất nhiều những học sinh đi vào con đường sai trái, một phần cũng là do gia đình chưa quan tâm đến con cái của mình, một phần là chưa đủ nhận thức, ý thức về điều mà mình đang làm là sai.

Là học sinh thì em cần:

+Từ chối thẳng thừng khi có bạn bè xấu rủ rê tiêm chích, hút thuốc lá,..

+Không sa vào tệ nạn xã hội, luôn để cho mình tỉnh táo trước mọi trường hợp

+Vận động, tuyên truyền các học sinh và mọi người cùng phòng chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội

...

15 tháng 3 2022

-tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

-là học sinh em cần làm:

+ không tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy

+không sử dụng ma túy 

+không hút thuốc lá

+không chơi với bạn xấu