Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo khi ở trường tiểu học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo thêm
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo
Bài tham khảo:
Thời gian trôi qua nhanh, ngày nào tôi còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ, từng bước chậm rãi đi qua cánh cổng trường tiểu học. Nhìn lại quãng thời gian đó, tôi có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Tôi ngắm mãi phù hiệu trường tiểu học A, để ý các chi tiết trên đó. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa mà trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu. Nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, không biết nói gì.
Trên đường tới lớp, con đường vẫn đông đúc như mọi khi. Hàng cây xanh mướt hai bên đường như đang trùng xuống. Tôi cứ có cảm giác mọi thứ đang trôi chậm lại. Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay tôi đến trường sớm hơn mọi ngày chắc lẽ vì một lí do nào đó vô cùng đặc biệt?
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, trêu đùa nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình biết.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi.
Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, khép lại quãng thời gian tiểu học.
Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5. Tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt chỗ ngồi thân thương, tạm biệt bảng đen phấn trắng, “cho dù có đi nơi đâu ta cũng không quên được nhau”. Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, tôi chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6 – môi trường mới. Tôi dặn lòng sẽ học hành thật tốt để không khỏi tiếc nuối những tháng ngày ở cấp một.
“Xuân qua hạ tới, lại tới mùa…
Mùa hạ-Mùa thi-Mùa chia ly”
Tôi hỏi, cậu còn nhớ cái ngày ấy không? Cái ngày mà ta buông tay, mỗi người một hướng. Cái ngày mà chúng ta phải cách xa mỗi người một vực. Cậu còn nhớ cái ngày cuối cùng thời cấp 1 đấy hay không? Không nhớ thì để tôi nói cậu nghe nhé!
Đó là một ngày tuy bình thường nhưng sao tiếng sấm sót thương lại ùa về. Vẫn cứ thế thôi, chúng tôi-những con bồ câu nhỏ khoắc lên mình chiếc áo sơ mi trắng, cùng chiếc quần kẻ đỏ tới trường. Chúng tôi nhảy chúng tôi bước qua những con ác là sao đỏ để vào trường. Tưởng chừng nó cứ bình thường thế thôi, nhưng không nó đâu bình thường đến nỗi vậy. Và câu chuyện này cũng thay đổi từ đây…
1 giờ 30 chiều, “Tùng tùng tùng tùng….”, tiếng trống trường vang lên thay cho những đàn gà gọi chúng tôi dậy. Bật dậy, hít thở không khí, giãn lưng, giãn tay chúng tôi lần cuối cùng cùng ngủ trên chiếc giường nhỏ bé ấy, chắc thứ ấy không còn lặp lại nữa rồi nên chúng tôi nhìn vẻ mặt ai cũng thấy nuối tiếc.
Tầm 2 giờ chiều tất cả các bác trong hội phụ huynh đã đến. Ai ai nấy nấy đều khoắc lên mình bộ cánh đẹp nhất để đi dự buổi chia tay chắc vì sau này sẽ không còn cơ hội để khoắc lên bộ áo đó, chiếc váy đó khoe với mọi người nữa.Tấp nập, tấp nập, bác Phượng-trưởng ban phụ huynh nói:
- Diệu Linh con chuẩn bị xong chưa?
- Dạ rồi ạ!
- Chúng ta bắt đầu nào
Trong khung cảnh trang nghiêm cùng những quả bưởi, những đùi gà, những cốc trà sữa chúng tôi đã được chứng kiến tất cả các tiết mục hoành tráng, như: Bài hát Gió do bọn con trai lớp tôi hết nè, màn kịch đầy đặc sắc của các bạn nữa,… Còn nhiều tiết mục khác nữa nhưng phải kể đến nhất là bài diễn văn của bạn Yến Vy, nói hay, nó lay động cảm xúc người nghe. Sauk hi Vy đọc xong một số bạn đã rơi những giọt lệ cuối cùng thời tiểu học. Những cảm xúc thiêng liêng đấy tôi nhớ mãi, Nhi và Anh đã rơi nước mắt trước buổi diễn văn ấy.
Cuối cùng, chúng tôi cùng nhau ăn bữa tiệc cuối cùng. Nhất thời chúng tôi sẽ chẳng bao giờ quên, chúng tôi không phải không bao giờ quên cái hương vị của gà rán và trà sữa mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên những gương mặt ấy. Những gương mặt tỏ ra mạnh mẽ nhưng đầy nhớ thương, sợ một mai kia không còn gặp lại nữa.
Chúng tôi khóc, khóc những giọt nước mắt cuối cùng thời Tiểu học, rồi nghe cô Ngọc Anh-GVCN lớp tôi dặn dò. Chúng tôi hứa 20/11 năm nào cũng sẽ về thăm cô.
Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, ai rồi sẽ phải đi xa thôi. Có người vừa chia tay xong được mấy ngày thì đã vào Nam ăn học. Có người thì muốn học cao siêu lại vào trường tư. Còn chúng tôi, những kẻ không có tiền đành phải ở lại đây thôi nhưng không có nghĩa là nhàm chán, chắc chắn đó là một niềm may mắn vì chúng tôi được gặp nhau mỗi ngày, nói chuyện với mỗi ngày để ấp ủ lại cái ngày tháng ấy.
Dù đã có rất nhiều chuyện xảy ra nhưng may mắn là ngày cuối cùng ấy chúng tôi đã đoàn kết hát lên một khúc ca tạm biệt. Chỉ là tạm biệt thôi, ngày mai có lẽ sẽ có thể gặp lại. Chỉ là tạm biệt thôi, chúng tôi luôn luôn tin tưởng điều đó, chỉ là tạm chữ không vĩnh.
Dù còn nhiều điều muốn nói, dù có nhiều điều chưa thổ lộ nhưng đã chọn vẹn rồi. Đường ai nấy đi, tạm biệt những ngày của cấp 1. Chúng tôi buông tay nhau nhưng kết nối bằng sợi dây vô hình nào đó, chúng tôi lại bước tiếp cùng nhau lên cấp 2 để rồi may mắn có thể cùng lớp.
Đó chính là ngày cuối cùng thời Tiểu học của thôi đấy. Còn bạn thì sao hãy cho mình biết nhé! Có một khuyết danh đã có câu: “Anh always remember…Only with oxygen can humans live. Only perseverance will succeed. Therefore…Be confident in yourselp, surpass yourself. Because you only have one. The future is still waiting for you… Primary school is just a stepping stone. Life is still difficult and difficult. So step up…I met you in the most glorious place!(Và hãy luôn nhớ…Có o-xi con người mới có thể sống. Có kiên trì mới có thành công. Vì thế…Hãy tự tin vào chính mình, vượt qua chính mình. Vì bạn chỉ có một. Tương lai vẫn đnag chờ đợi bạn. Trường Tiểu học chỉ là bước đệm. Đời còn nhiều sống gió căm go. Vậy hãy bước lên…Tôi hẹn bạn ở nơi vinh quang nhất!)”. Tuy đi những con đường khác nhau nhưng chúng tôi đều có hai đích đến một là “thành công”, hai là “thất bại”. Học tập và học tập, làm việc và làm việc, “cần cù thì bù thông minh” chúng tôi cố gắng học thật chăm, làm thật giỏi, tuy đó là những việc làm hiển nhiên nhưng đó cũng chính là lời hứa của chúng tôi: Hẹn nhau nơi vinh quang nhất của thành công. “Ѕẽ đến lúc phải nói tạm biệt nơi đâу. Tiếc nuối bao ngâу thơ của một thời. Ɲgàу mới tới lớp xa lạ, không quen thuộc. Làm quen mới thấу vui. Ɲgàу tháng trôi qua không kịp đếm. Qua đi bao nhiêu vui buồn nào ai haу. Một thời hồn nhiên mơ mộng, nhiều vu vơ. Hãу lưu lại sâu trong trái tim mình. Lang thang đi trên sân trường vắng. Ɲhặt cành phượng hồng còn vương nơi nàу. Tạm biệt từng lớp học buồn giờ chia taу rồi. Ϲho tôi уêu thêm nơi nàу một chút, một chút thôi. Để tôi nhớ…Mai xa rồi sẽ nhớ nhau thật nhiều…”. Mái trường, thầy cô, bạn bè luôn chờ chúng ta trở về, ngày hôm nay 20/11 hãy cùng dắt tay nhau dù đó không phải nơi vinh quang nhất nhưng chúng tôi đã dắt tay nhau đến nơi còn hơn thế nữa… Nơi kỉ niệm thời Tiểu học ùa về trong những con tim bồ câu trưởng thành.
“Chúc những ngày tháng tốt đẹp ấy đến với chúng ta,
Chúc cho những con chim bồ câu bé trưởng thành”
Tham khảo:
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỉ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần sáu năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Mai. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Mai trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Nguồn từ văn mẫu Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Tham khảo
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo